Từ 1/7/2019 khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học bắt đầu có hiệu lực, trong văn bằng
Từ 1/7/2019 khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học bắt đầu có hiệu lực, trong văn bằng giáo dục đại học sẽ không còn phân biệt các hình thức đào tạo. Như vậy, bằng Đại học chính quy và Đại học tại chức sẽ có giá trị ngang nhau.
Bằng Đại học tại chức sắp có giá trị ngang Đại học chính quy?
Trước đây, tại Luật Giáo dục đại học 2012, các quy định của pháp luật quy định khá rạch ròi giữa các hình thức đào tạo đối với các trình độ đào tạo. Cụ thể, văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm: bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.
Tuy nhiên, đến năm 2018 khi Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thì quy định này đã thay đổi. Theo đó, văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương (không nhắc đến hình thức đào tạo). Như vậy, pháp luật chính thức hủy bỏ sự rạch ròi giữa các hình thức đào tạo. Vì vậy, từ 1/7/2019, chỉ cần người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng, không phân biệt chính quy hay tại chức, không phân biệt liên thông hay đào tạo từ xa…
Nhiều ý kiến trái chiều
Xét về ưu điểm, quy định mới này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau sẽ có sự công bằng, có cơ hội ngang nhau trong việc được công nhận văn bằng và trong cơ hội nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục và đào tạo đã nhiều lần lên tiếng khẳng định, tất cả các hình thức đào tạo kể cả đào tạo không tập trung (đào tạo từ xa, đào tạo tại chức…) vẫn được xây dựng theo chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên và chuẩn đầu ra giống nhau. Vì thế, việc công nhận văn bằng các hình thức này ngang nhau là rất phù hợp, tạo ra sự công bằng đối với học viên, sinh viên.
Tuy nhiên, quy định này cũng không tránh khỏi những ý kiến trái chiều từ phía dư luận. Bởi chất lượng “đầu vào” giữa đào tạo chính quy và các hình thức đào tạo khác rõ ràng là có sự khác nhau rất lớn. Hầu hết, chất lượng đầu vào của các hình thức đào tạo không tập trung thấp hơn nhiều so với đào tạo chính quy.
Tình trạng gian lận thi cử, học hộ, mua điểm… cũng được cho là diễn ra nhiều hơn ở các hình thức đào tạo tại tại chức, liên thông… Nhắc đến tại chức là người ta nghĩ ngay đến một hình thức “mua bằng” để làm đẹp hồ sơ.
Vì vậy, dù sắp có hiệu lực nhưng quy định bằng Đại học chính quy và Đại học tại chức sẽ có giá trị ngang nhau không được sự đồng tình lớn từ phía dư luận.
Xem thêm:
Điểm mới nổi bật của Luật Giáo dục đại học 2018 (sửa đổi)
Sửa đổi nhiều chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
hieuluat.vn
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
22/05/2019
22/05/2019
21/05/2019
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Từ 1/7/2019 khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học bắt đầu có hiệu lực, trong văn bằng