Không thể phủ nhận được sự phổ biến của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong cuộc sống, nhất là những người ốm đau, có nhu cầu khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế dùng để làm gì? Ai phải tham gia?
Bảo hiểm y tế dùng để làm
Không thể phủ nhận được sự phổ biến của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong cuộc sống, nhất là những người ốm đau, có nhu cầu khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế dùng để làm gì? Ai phải tham gia?
Bảo hiểm y tế dùng để làm gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi năm 2014, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Còn theo quy định tại Điều 16, thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
Thời gian vừa qua, bảo hiểm y tế đã thể hiện rất nhiều ưu việt của mình, mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi ốm đau.
Trong đó, đáng chú ý nhất là bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men và chăm sóc cho người có thẻ khi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ hoặc các cơ sở khám chữa bệnh khác được xác định là đúng tuyến hoặc nằm điều trị nội trú tuyến tỉnh.
Với tuyến trung ương, mức hỗ trợ thấp hơn nhưng vẫn được hỗ trợ khi nằm điều trị nội trú.
Đây là một chính sách xã hội quan trọng, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Nhà nước ta nhằm mục đích hỗ trợ cho toàn dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật cao, phát hiện bệnh tật kịp thời, tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh, nhất là trong bối cảnh giá các dịch vụ y tế được điều chỉnh theo hướng tăng cao như hiện nay.
Khi không tham gia bảo hiểm y tế, bạn có thể gặp rất nhiều rủi ro như:
– Ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền.
– Kinh tế gia đình sa sút khi không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra, bảo hiểm nhân thọ sẽ loại trừ các bệnh có sẵn để chi trả nhưng BHYT thì không.
Như vậy, chính sách Bảo hiểm y tế mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp…
Đối tượng nào phải tham gia BHYT bắt buộc?
Theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi 2014, các đối tượng sau phải tham gia BHYT bắt buộc:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
– Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
– Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
– Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
– Trẻ em dưới 6 tuổi;
– Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
– Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
– Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
– Học sinh, sinh viên.
Trên đây là giải đáp bảo hiểm y tế dùng để làm gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ luatphap.vn để được hỗ trợ.
>> Mua bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
23/06/2022
23/06/2022
23/06/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Không thể phủ nhận được sự phổ biến của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong cuộc sống, nhất là những người ốm đau, có nhu cầu khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế dùng để làm gì? Ai phải tham gia?
Bảo hiểm y tế dùng để làm