Nên làm gì khi bị tranh chấp về ranh giới đất? Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn quay trở lại với kênh truyền hình pháp luật của Luật sư TLT TLT Legal. Thưa các bạn. Video ngày hôm nay chúng tôi sẽ nói về tranh chấp ranh giới đất giữa các hộ gia đình
Nên làm gì khi bị tranh chấp về ranh giới đất? Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn quay trở lại với kênh truyền hình pháp luật của Luật sư TLT TLT Legal. Thưa các bạn. Video ngày hôm nay chúng tôi sẽ nói về tranh chấp ranh giới đất giữa các hộ gia đình, cá nhân để các bạn tham khảo và có thể tự giải quyết được nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tranh chấp về ranh giới đất rất đa dạng. Có thể ví dụ các trường hợp chúng tôi đã gặp như: Hàng xóm cố tình di dời cột mốc đã thỏa thuận từ trước để lấn thêm một phần diện tích đất. Hoặc có người bị hàng xóm xây nhà lấn sang phần đất của mình một, hai hàng gạch.
Ở nông thôn thì có người lại trồng hàng cây làm hàng rào lấn sang phần đất của người khác cả mét đất. Có trường hợp người xây nhà trước làm cửa sổ, lỗ thông hơi sang không gian đất bên cạnh. Dù chỉ là cái gờ cửa sổ thôi, nhưng đến lúc chủ đất bên cạnh xây nhà bị vướng, yêu cầu dỡ bỏ thì lại không thực hiện. Với những trường hợp như vậy, khiến cho người bị lấn chiếm rất ức chế. Thưa các bạn.Theo quy định tại Điều 175, 176 Bộ luật Dân sự về ranh giới giữa các bất động sản thì ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước. Có nghĩa là hai nhà hàng xóm có thể tự thỏa thuận với nhau về ranh giới đất giữa hai nhà.
Hoặc nếu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ranh giới căn cứ theo giấy chứng nhận. Khi ranh giới đã được xác định rồi thì chủ đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới thửa đất. Người nào mà làm cửa sổ, đặt các kết cấu xây dựng, hoặc trồng cây mà cành cây vượt sang không gian đất nhà hàng xóm là đã vi phạm các quy định như chúng tôi vừa nêu. Vì vậy họ có nghĩa vụ phải dỡ bỏ phần xây dựng lấn sang nhà khác, cắt tỉa cành cây vươn sang nhà khác để trả lại không gian, trả lại đất cho hàng xóm. Vậy khi rơi vào hoàn cảnh bị lấn chiếm thì nên làm gì? Với những trường hợp đã có mốc phân chia rõ ràng như đã có hàng rào, đã xây nhà theo đúng ranh giới quyền sử dụng đất, nhưng lại làm cửa sổ, cây trồng vươn sang nhà bên cạnh, xây thêm hàng gạch lấn sang nhà bên cạnh.
Những tranh chấp như vậy bản chất không phải là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Nếu không thể ngồi xuống tự thỏa thuận được với nhau thì các bạn có thể làm đơn đến UBND cấp xã, phường để yêu cầu giải quyết, buộc người có hành vi sai phạm phải dỡ bỏ phần xây dựng vi phạm, cắt tỉa cành cây vươn sang nhà khác. Ngoài ra, người có hành vi xây nhà mở cửa sổ, xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có thể bị xử phạt hành chính từ 50 – 60 triệu đồng theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐCP. Đối với những trường hợp lấn chiếm khác mà chưa xác định được mốc ranh giới đất tại đâu, mốc bị di dời sang bị trí khác, các gia đình còn tranh chấp mốc ranh giới nằm vị trí nào, phần đất đó thuộc quyền sử dụng của ai.
Người này thì nói người kia lấn chiếm, trong khi người kia thì nói ngược lại.. Những tranh chấp này bản chất là tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc về ai.. Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, thỏa thuận với nhau.. Nếu tự hòa giải được thì sẽ đỡ tốn thời gian và tiền bạc để nhờ đến Nhà nước phân xử tranh chấp.. Nếu không tự hòa giải được thì các bạn phải nộp đơn lên UBND cấp xã, phường. yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.. UBND cấp xã sẽ tiến hành hòa giải trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày các bạn nộp đơn.. Nếu UBND xã mà hòa giải không thành công.. Thì các bạn có 2 lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Thứ 1: Khởi kiện ngay ra tòa án tại địa phương nơi có đất đang tranh chấp. Thứ 2: Nếu đất của các bạn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,. thì các bạn vẫn có quyền khởi kiện ngay,.
Đồng thời sẽ có thêm lựa chọn khác là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện. nhưng nếu các bạn lựa chọn nộp đơn tại UBND cấp huyện thì các bạn sẽ không được nộp đơn tại tòa án nữa và ngược lại. Khi UBND cấp huyện giải quyết xong mà các bạn vẫn không đồng ý thì có thể nộp đơn khiếu nại cái quyết định giải quyết của UBND cấp huyện lên UBND cấp tỉnh hoặc nộp đơn khởi kiện cái quyết định giải quyết của UBND cấp huyện ra tòa. Nhưng khi đó vụ án tại tòa án sẽ là vụ án hành chính chứ không còn là vụ án giải quyết tranh chấp đất đai. Vì vậy các bạn cần cân nhắc ngay từ đầu là sẽ nộp đơn để giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nào.
1 là con đường giải quyết tại tòa án, hoặc 2 là con đường giải quyết theo thủ tục hành chính tại UBND các cấp. Các bạn sẽ không được lựa chọn cả 2 cách cùng một lúc. Một điều cần lưu ý là: Dù các bạn lựa chọn phương án giải quyết nào, các bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng các tài liệu, chứng cứ để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Ví dụ như: Giấy mua bán đất, văn tự đoạn mãi, sổ đỏ, bằng khoán điền thổ, sơ đồ, bản vẽ, các biên lai đóng tiền sử dụng đất, văn bản thỏa thuận chia tài sản, biên bản họp gia tộc, sổ mục kê, tờ khai nhà đất,.v.v. Thưa các bạn, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, các bạn có thể liên hệ chúng tôi.
https://www.youtube.com/watch?v=0_mJlSLmhwg
https://youtu.be/0_mJlSLmhwgNên làm gì khi bị tranh chấp về ranh giới đất? Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn quay trở lại với kênh truyền hình pháp luật của Luật sư TLT TLT Legal. Thưa các bạn. Video ngày hôm nay chúng tôi sẽ nói về tranh chấp ranh giới đất giữa các hộ gia đình