Hiện nay, một vấn đề người dân quan tâm trong dự thảo Luật Đất đai mới đó là bỏ khung giá đất. Bỏ khung giá đất là gì? Khi nào bỏ khung giá đất?
Bỏ khung giá đất là gì?
Tại Nghị qu
Hiện nay, một vấn đề người dân quan tâm trong dự thảo Luật Đất đai mới đó là bỏ khung giá đất. Bỏ khung giá đất là gì? Khi nào bỏ khung giá đất?
Bỏ khung giá đất là gì?
Tại Nghị quyết 18/NQ-TW năm 2022 do Ban Chấp hành trung ương ban hành có quy định,
Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất…
Hiện nay, chính sách này đã chính thức được đưa vào dự thảo Luật Đất đai mới thay thế Luật đất đai 2014. Nghĩa là, dự thảo mới đã không còn đưa quy định về bảng giá đất vào dự án Luật này.
Bỏ khung giá đất nghĩa là Nhà nước sẽ không áp dụng mức giá tổi thiểu và tối đa với từng loại đất nữa mà thay vào đó, khi ban hành ra bảng giá đất của từng địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào các nguyên tắc, các phương pháp định giá đất, các quy chuẩn và giá đất, sự biến động về giá đất thực tế trên thị trường để xây dựng ra bảng giá đất. Sau khi xây dựng xong bảng giá đất sẽ được trình Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi thông qua.
Khi nào bỏ khung giá đất?
Hiện nay, tại dự thảo Luật Đất đai chưa quy định rõ thời điểm có hiệu lực.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi 2020 chỉ quy định, thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương…
Bỏ khung giá đất đem lại lợi ích gì?
– Người dân bị thu hồi đất được bảo đảm quyền lợi khi nhận tiền bồi thường.
Hiện nay, Bảng giá đất không theo kịp giá thị trường, tiền bồi thường cho người dân quá “thấp” dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện ngày càng nhiều.
Vì thế, dẫn đến tình trạng khó có thể thu hồi đất vì sự phản đối của người dân không đồng ý với phương án bồi thường của Nhà nước. Do đó các dự án thường kéo dài tiến độ thực hiện hơn so với dự kiến rất lâu.
– Có thể giúp hạn chế hiện tượng đầu cơ đất đai. Khi khung giá đất sát thị trường sẽ khiến thuế bất động sản, phí chuyển nhượng cao hơn…, làm giảm đi tính hấp dẫn của việc đầu tư vào đất đai, qua đó giá đất có thể giảm.
– Hạn chế việc mua bán đất kê khai giá thấp để giảm thuế, giúp tăng thu vào ngân sách nhà nước. Hiện nay, khi mua bán nhà đất, nếu giá trên hợp đồng thấp hơn hoặc bằng với giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định thì sẽ sử dụng giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định để làm căn cứ tính thuế cho các cá nhân, tổ chức.
Trong khi thực tế giá đất trên thị trường thường cao hơn rất nhiều so với giá đất được quy định trong khung giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh. Lợi dụng những điểm sơ hở đó các cá nhân thực hiện thường kê khai giá trên hợp đồng công chứng thấp hơn mức giá đã được thỏa thuận trên hợp đồng trước đó để có thể giảm số thuế phải nộp xuống. Do đó, khi giá đất tỉnh ban hành bám sát với giá thị trường thì sẽ không còn sự chênh lệch khá nhiều giữa hai loại giá này, do đó sẽ hạn chế được cơ bản vấn đề kê khai giá thấp để giảm số thuế phải nộp xuống.
Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ luatphap.vn để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
14/08/2022
13/08/2022
12/08/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Hiện nay, một vấn đề người dân quan tâm trong dự thảo Luật Đất đai mới đó là bỏ khung giá đất. Bỏ khung giá đất là gì? Khi nào bỏ khung giá đất?
Bỏ khung giá đất là gì?
Tại Nghị qu