Trong các chế độ của người lao động có những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương và không hưởng lương. Vậy trong trường hợp bố mẹ ốm, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày? Có được hưởng lương không?
Trong các chế độ của người lao động có những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương và không hưởng lương. Vậy trong trường hợp bố mẹ ốm, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày? Có được hưởng lương không?
Bố mẹ ốm con được nghỉ bao nhiêu ngày?
Chào bạn, Bộ luật Lao động không quy định về việc người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm sóc bố mẹ ốm đau. Bên cạnh đó, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
– Bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải là tai nạn lao động và phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế…
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền…
Như vậy, trong trường hợp con dưới 7 tuổi bị ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì người lao động mới được hưởng chế độ ốm đau và khi đó cơ quan bảo hiểm xã hội mới chi trả tiền chế độ trong thời gian nghỉ việc
Vậy, bố mẹ ốm có thuộc một trong các trường hợp được nghỉ việc riêng nghỉ riêng hay không? Theo Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019 người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp:
– Bản thân người lao động kết hôn: được nghỉ 03 ngày
– Con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn: được nghỉ 01 ngày
– Người lao động cũng được nghỉ không lương 03 ngày khi cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
Bên cạnh đó, người lao động cũng được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần có sự thỏa thuận và đồng ý của doanh nghiệp và xin nghỉ không lương hoặc nghỉ dồn ngày phép năm (nếu còn) để có thể chăm sóc mẹ khi đi viện.
Người lao động có chế độ nghỉ để chăm sóc bố mẹ ốm không? (Ảnh minh họa)
Có thể nghỉ không lương trong thời gian bao lâu?
Theo như nội dung trên, có thể thấy, nếu muốn xin nghỉ chăm mẹ bị ốm đau, nằm viện, bạn có thể xin nghỉ phép năm (nếu còn phép) hoặc xin nghỉ không lương.
1. Nghỉ phép năm
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 về chế độ nghỉ hằng năm của người lao động nếu làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nếu làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Bên cạnh đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 lần một năm.
Như vậy, nếu bạn còn phép năm có thể thỏa thuận với người lao động để nghỉ gộp. Trong trường hợp dùng phép năm, bạn sẽ được trả lương cho những ngày nghỉ. Nếu hết phép năm mà mẹ bạn vẫn chưa ra viện, bạn có thể xin nghỉ thêm những ngày không hưởng lương.
2. Nghỉ không lương
Theo khoản 3 Điều 115, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương và số ngày nghỉ sẽ do hai bên tự thỏa thuận.
Như vậy để có thể nghỉ chăm mẹ ốm trong thời gian bao lâu là do sự thỏa thuận giữa bạn và người sử dụng lao động. Để đảm bảo về quyền lợi của mình, bạn cần nhận được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Tự ý nghỉ việc mà không được sự đồng ý, xử lý thế nào?
Có thể thấy theo quy định, người lao động muốn nghỉ việc thì phải có lý do chính đang hoặc được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Nếu người lao động muốn nghỉ không lương nhưng người sử dụng lao động không đồng ý thì theo quy định Bộ luật lao động năm 2019, người lao động có thể bị xử lý như sau:
– Sa thải
Nếu người lao động nghỉ từ 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày sẽ bị người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải (khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019)
– Bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. (điểm e Khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019)
Nếu người lao động nghỉ dưới 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày có thể sẽ bị xử lý theo bản nội quy công ty nếu có quy định, có thể sẽ bị khiển trách, cách chức, kéo dài thời gian nâng lương…
Trên đây là giải đáp về việc bố mẹ ốm con được nghỉ bao nhiêu ngày? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline luatphap.vn để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
05/02/2022
04/02/2022
03/02/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Trong các chế độ của người lao động có những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương và không hưởng lương. Vậy trong trường hợp bố mẹ ốm, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày? Có được hưởng lương không?