Các trường hợp lập vi bằng phổ biến hiện nay

Hiện nay, việc lập vi bằng không còn quá xa lạ. Ngày càng có nhiều các trường hợp lập vi bằng để ghi nhận các sự kiện trên thực tế nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của đương sự.
Các trường hợp

Hiện nay, việc lập vi bằng không còn quá xa lạ. Ngày càng có nhiều các trường hợp lập vi bằng để ghi nhận các sự kiện trên thực tế nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của đương sự.

Các trường hợp lập vi bằng phổ biến hiện nay

Theo Nghị định 135/2013/NĐ-CP, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự.

Tuy nhiên, vẫn phải loại trừ các trường hợp lập vi bằng vi phạm vào những việc Thừa phát lại không được làm; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, các trường hợp lập vi bằng chủ yếu xoay quanh việc mua bán nhà đất.

Ai có thẩm quyền lập vi bằng?

Hiện nay, việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Đây là đối tượng duy nhất có thẩm quyền lập vi bằng. Kể cả Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại cũng chỉ có thẩm quyền giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

Hướng dẫn lập vi bằng

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng phải được lập thành văn bản, viết bằng tiếng Việt và có các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

– Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

– Người tham gia khác (nếu có);

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

– Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

– Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại.

Xem thêm:

Một số chế định về Thừa phát lại

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

10/04/2019

10/04/2019

09/04/2019

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Hiện nay, việc lập vi bằng không còn quá xa lạ. Ngày càng có nhiều các trường hợp lập vi bằng để ghi nhận các sự kiện trên thực tế nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của đương sự.
Các trường hợp