Căn cước công dân không gắn chip khác CCCD có chip thế nào?

Hiện có các loại giấy tờ tùy thân được sử dụng song song là Chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân không gắn chip (còn gọi là Căn cước mã vạch) và Căn cước công dân có gắn chip. Vậy Căn cước công dân không gắn ch

Hiện có các loại giấy tờ tùy thân được sử dụng song song là Chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân không gắn chip (còn gọi là Căn cước mã vạch) và Căn cước công dân có gắn chip. Vậy Căn cước công dân không gắn chip với Căn cước công dân có gắn chip khác nhau thế nào?

Căn cước công dân không gắn chip (CCCD mã vạch) và Căn cước công dân có gắn chip đều là các loại giấy tờ tùy thân hiện đang được sử dụng và có giá trị như nhau. Để hiểu thêm về vướng mắc của bạn, mời bạn tham khảo những thông tin sau của HieuLuat:

1. Căn cước công dân không gắn chip là gì?

Căn cước công dân không gắn chip hay còn được gọi là Căn cước công dân mã vạch được sản xuất bằng nhựa, ngoài cùng của hai mặt được phủ lớp màng nhựa trong suốt. Trên mặt trước của thẻ có in số Căn cước của công dân. Mặt sau của thẻ có mã vạch hai chiều.

Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP thì số căn cước mỗi cá nhân (cũng là số định danh) gồm dãy 12 chữ số.

2. Căn cước công dân có gắn chip là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:

1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Quy định về số căn cước mỗi cá nhân (cũng là số định danh) trên thẻ CCCD có gắn chip tương tự với thẻ CCCD không gắn chip.

Theo đó, Căn cước công dân có gắn chip là loại thẻ được gắn thêm một mã QR nằm ở góc trên mặt trước của thẻ và con chip ở mặt sau thẻ giúp tích hợp thêm các thông tin cá nhân như:

– Số CMND cũ

– Bằng lái xe

– Bảo hiểm y tế…

Đồng thời mã hóa các dữ liệu cá nhân (sinh trắc học) cơ bản của công dân (họ tên, quê quán…), vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng.

Có thể thấy, CCCD gắn chip chính là phiên bản tối ưu hơn, hiện đại hơn với nhiều tiện ích vượt trội hơn, so với CCCD mã vạch trước đó.

Thẻ CCCD gắn chip góp phần tạo điều kiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của Chính phủ.

3. Điểm giống và khác nhau giữa CCCD không gắn chip và có gắn chip

Đặc điểm

Căn cước công dân không gắn chip

Căn cước công dân có gắn chip

Nội dung mặt trước của thẻ

Không được dịch ra tiếng Anh

Có phần dịch tiếng Anh

Nội dung mặt sau của thẻ

Có mã vạch hai chiều

Có con chíp điện tử và có dãy ký tự và số được gọi là dòng MRZ

Thời gian cấp

Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2020 (hiện đã dừng cấp)

Được cấp từ tháng 01/01/2021 đến nay.

Điều 21 và Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ có 08 trường hợp người dân sử dụng CCCD mã vạch phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip:

Nếu có nhu cầu đổi CCCD gắn chip cần cần đến cơ quan Công an có thẩm quyền để được tiếp nhận thông tin làm thủ tục cấp CCCD (theo điểm e Khoản 1 Điều 23 Mục 2 Chương III Luật Căn cước công dân). Tuy nhiên, hiện nay công dân có thể mất thời gian chờ đợi.

Trên đây là giải đáp về căn cước công dân không gắn chip. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ


Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS – Đoàn luật sư TP. Hà Nội

https://congtyluattgs.vn/

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

27/10/2022

26/10/2022

26/10/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Hiện có các loại giấy tờ tùy thân được sử dụng song song là Chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân không gắn chip (còn gọi là Căn cước mã vạch) và Căn cước công dân có gắn chip. Vậy Căn cước công dân không gắn ch