Cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày khi tách thửa tặng cho, thừa kế?

Cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày? Nếu cấp lần đầu, tách thửa tặng cho có khác nhau không? Làm sổ đỏ mất bao lâu nếu là nhận thừa kế? … Bài viết dưới đây của HieuLuat sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề này.
<

Cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày? Nếu cấp lần đầu, tách thửa tặng cho có khác nhau không? Làm sổ đỏ mất bao lâu nếu là nhận thừa kế? … Bài viết dưới đây của HieuLuat sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề này.

Tuy nhiên, đã gần 4 tháng trôi qua kể từ thời điểm gia đình tôi nộp hồ sơ mà vẫn chưa được nhận sổ đỏ.

Tôi có hỏi cán bộ tiếp nhận hồ sơ thì được trả lời rằng, khi nào có sổ thì sẽ thông báo cho tôi.

Nếu là cấp đồng loạt cho nhiều người thì thời gian này là bao lâu? Nếu sau khi cấp sổ, gia đình tôi muốn tách thửa để tặng cho con thì thời gian cấp sổ đỏ cho bên nhận đất đai là bao lâu Luật sư?

Chào bạn, với những vướng mắc xoay quanh cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày nếu cấp lần đầu và tách thửa sang tên, chúng tôi giải đáp như sau:

1. Cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày trong trường hợp cấp lần đầu?

Thời gian cấp sổ đỏ lần đầu đối với đất có nguồn gốc ông bà để lại (đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng) được thực hiện theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

Căn cứ quy định trên, Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tổng thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho người sử dụng đất là không quá 30 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Cụ thể, thời gian này đã bao gồm:

Thời gian niêm yết thông tin về nguồn gốc đất, hiện trạng, tình trạng tranh chấp, thời điểm sử dụng đất là 15 ngày;

Thời gian xin ý kiến của các cơ quan chuyên môn về quyền sở hữu tài sản trên đất là không quá 5 ngày làm việc;

Thời gian thực hiện các công việc chuyên môn của văn phòng đăng ký đất đai như trích lục bản đồ địa chính/trích đo địa chính, kiểm tra hồ sơ, xác nhận về điều kiện cấp sổ đỏ, xác minh trên thực địa (nếu cần), cập nhật/chỉnh lý thông tin trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai,…;

Đồng thời, thời gian này sẽ không được tính các khoảng thời gian sau:

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai/tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất,…;

Thời gian trưng cầu giám định về đất đai;

Thời gian của ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết, thời gian tiếp nhận hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

Thời gian xem xét xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai của người sử dụng đất;

Có thể thấy, pháp luật chỉ quy định một mốc thời gian cấp sổ đỏ lần đầu duy nhất mà không phân biệt là có cấp đồng loạt hay không.

Trên thực tế, việc cấp sổ đỏ lần đầu có thể mất nhiều thời gian có thể do một số nguyên nhân như:

Lực lượng cán bộ công nhân viên chuyên môn xử lý hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu quá ít so với lượng hồ sơ cần giải quyết, dẫn đến quá tải công việc;

Cần nhiều thời gian đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính chính quy;

Nhiều hồ sơ cần phải thực hiện giám định hoặc bị kéo dài do có phát sinh tranh chấp hoặc có vi phạm pháp luật về đất đai;

Hồ sơ thiếu, phải thu thập, nộp bổ sung nhiều lần,…;

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân chậm trễ thì bạn mới có thể tìm được một số phương án để xử lý.

Ví dụ, nếu nguyên nhân là khách quan thì bạn cần đảm bảo hồ sơ mình nộp phải đầy đủ, đúng, chính xác, tránh trường hợp phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần.

Nếu nguyên là chủ quan từ phía cán bộ thực hiện công việc thì có các phương pháp thúc giục như gửi đơn thư đề nghị cung cấp tiến độ giải quyết,…

Như vậy, với câu hỏi cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày đối với đất được cấp lần đầu được pháp luật quy định cụ thể tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

Theo đó, thời gian này là không quá 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và không bao gồm 1 số khoảng thời gian như chúng tôi đã nêu trên.

2. Bên nhận tặng cho được cấp sổ đỏ trong vòng bao nhiêu ngày?

Tách thửa để tặng cho là một trong nhiều thủ tục, nhu cầu của người sử dụng đất. Thời gian tách thửa để tặng cho sẽ trải qua 3 giai đoạn với các khoảng thời gian khác nhau.

Cụ thể, căn cứ khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Luật Công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan, thời gian để thực hiện thủ tục tách thửa, tặng cho như sau:

Giai đoạn thực hiện

Thời gian thực hiện

Đo vẽ để tách thửa

không quá 15 ngày

Ký kết hợp đồng tặng cho có công chứng/chứng thực

Không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu;

Nếu cần phải xác minh thì không quá 10 ngày làm việc;

Thời gian thực hiện sang tên, đăng ký biến động (chỉ ghi xác nhận tại trang 4 của sổ đỏ)

không quá 10 ngày

Thời gian thực hiện sang tên, đăng ký biến động (trong trường hợp có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận)

Không quá 7 ngày;

Không quá 50 ngày nếu phải cấp đổi lại đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ;

Thời gian thực hiện sang tên, đăng ký biến động mà phải cấp lại giấy chứng nhận

không quá 10 ngày

Như vậy, cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày đối với trường hợp tách thửa, tặng cho phụ thuộc vào thời gian đo đạc, tách thửa, thời gian ký kết hợp đồng và thời gian thực hiện thủ tục sang tên.

Tổng thời gian thực hiện thủ tục này thường dao động trong khoảng 22 ngày. Tuy nhiên, thời gian cũng có thể bị kéo dài nếu như trong quá trình cấp sổ đỏ có phát sinh tranh chấp, hoặc cần phải giám định… 

Tôi muốn Luật sư giải đáp giúp tôi, thời gian làm sổ đỏ cho trường hợp này của gia đình tôi là bao lâu?

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp các vướng mắc pháp lý về vấn đề làm sổ đỏ mất bao lâu khi nhận thừa kế đất tại khu vực hải đảo như sau:

3. Làm sổ đỏ mất bao lâu trong trường hợp nhận thừa kế?

Làm sổ đỏ trong trường hợp nhận thừa kế là việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng đất từ người để lại di sản sang cho người được hưởng di sản thừa kế. 

Về cơ bản, thời gian làm sổ đỏ khi nhận thừa kế thường có thời gian để họp mặt gia đình, phân chia tài sản thừa kế, công chứng/chứng thực văn bản nhận di sản thừa kế, thời gian sang tên…

Cụ thể, làm sổ đỏ khi nhận thừa kế thường được thực hiện thông qua những bước với thời gian cụ thể như sau:

Các bước thực hiện

Thời gian thực hiện

Căn cứ pháp lý

Bước 1: Họp mặt gia đình

Tùy thuộc vào thỏa thuận của những người được hưởng di sản thừa kế

Pháp luật về dân sự

Bước 2: Yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản nhận tài sản thừa kế

Theo sự thỏa thuận, thống nhất của những người nhận tài sản thừa kế

Bước 3: Niêm yết văn bản nhận di sản thừa kế

15 ngày, kể từ ngày niêm yết

Nghị định 29/2015/NĐ-CP

Bước 4: Ký văn bản thỏa thuận/khai nhận di sản thừa kế

Tối đa không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, thời gian này không bao gồm thời gian xác minh, giám định, niêm yết

Luật Công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký biến động, sang tên quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà đất thừa kế

Không quá 30 ngày, kể từ ngày văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được công chứng, chứng thực

Luật Đất đai 2013

Bước 6: Xác nhận biến động

Không quá 10 ngày 

Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi thời gian làm sổ đỏ mất bao lâu nếu trường hợp là nhận thừa kế thì cần căn cứ vào thời gian thực hiện từng bước mà chúng tôi đã nêu trên.

Do chưa có thông tin cụ thể hơn về trường hợp của bạn nên chúng tôi chưa thể kết luận thời gian chính xác mà gia đình bạn thực hiện thủ tục nhận thừa kế. 

Dựa trên thông tin và căn cứ pháp lý mà chúng tôi đã nêu trên, bạn tự đối chiếu và có nhận định phù hợp cho mình.

4. Cấp sổ đỏ mất bao lâu nếu có tranh chấp?

Cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày nếu như trong quá trình cấp sổ có phát sinh tranh chấp là câu hỏi không dễ để trả lời nếu chưa hiểu rõ được nội dung đang phát sinh tranh chấp, quy định pháp luật giải quyết tranh chấp…

Tuy nhiên thời gian này không bao gồm những khoảng thời gian sau đây:

4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Mặt khác, căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, trường hợp đất có tranh chấp thì các bên không được phép thực hiện các giao dịch về đất đai, trong đó có thủ tục nhận thừa kế.

Vậy nên, người sử dụng đất cần phải giải quyết xong vấn đề tranh chấp đất đai hoặc tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp khác trước khi được tiếp tục thực hiện nhận thừa kế.

Một số mốc thời gian mà bạn có thể tham khảo khi giải quyết tranh chấp đất đai hoặc tranh chấp liên quan nhận thừa kế tài sản là đất đai, tài sản gắn liền với đất như sau:

Nơi giải quyết

Thời gian thực hiện

Căn cứ pháp lý

Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất

trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận được yêu cầu

Điều 202 Luật Đất đai 2013

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

trung bình trong khoảng từ 4 – 6 tháng (tối thiểu)

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật tố tụng Hành chính 2015

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

không quy định cụ thể thời hạn giải quyết

Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Từ căn cứ nêu trên, suy ra, thời gian giải quyết tranh chấp đất đai, các tranh chấp liên quan đến đất đai được thực hiện có sự khác biệt về thời gian, tùy thuộc vào cơ quan, cấp giải quyết.

Sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, những người được nhận thừa kế tài sản là đất đai, tài sản gắn liền với đất được tiếp tục thực hiện thủ tục nhận tài sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng/hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Kết luận: Tùy thuộc vụ việc tranh chấp đang được thụ lý, giải quyết bởi Tòa án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,… mà thời gian xử lý có sự khác biệt.

Người được nhận tài sản thừa kế được tiếp tục thực hiện thủ tục nhận di sản thừa kế tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đã giải quyết xong tranh chấp.

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J – Đoàn luật sư TP. Hà Nội

https://luatdongduong.com.vn/

Có thể bạn quan tâm

07/11/2022

07/11/2022

07/11/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Cấp sổ đỏ bao nhiêu ngày? Nếu cấp lần đầu, tách thửa tặng cho có khác nhau không? Làm sổ đỏ mất bao lâu nếu là nhận thừa kế? … Bài viết dưới đây của HieuLuat sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề này.
<