Chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu? Có bị tước bằng lái không?

Chạy quá tốc độ là một trong các lỗi vi phạm giao thông phổ biến hiện nay. Vậy, mức xử phạt hành vi vi phạm này là bao nhiêu? Người vi phạm ngoài phạt tiền có bị tước bằng lái xe không?

Chào bạn, điề

Chạy quá tốc độ là một trong các lỗi vi phạm giao thông phổ biến hiện nay. Vậy, mức xử phạt hành vi vi phạm này là bao nhiêu? Người vi phạm ngoài phạt tiền có bị tước bằng lái xe không?

Chào bạn, điều khiển xe chạy quá tốc độ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định rõ tại khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ. Để trả lời cho vướng mắc của bạn, chúng tôi xin gửi đến bạn các thông tin dưới đây.

1. Chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu theo quy định?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019 của Chính phú, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021, hành vi chạy xe quá tốc độ quy định sẽ bị xử phạt theo. Cụ thể như sau:

Mức phạt này áp dụng với tất cả các loại xe tương tự xe ô tô

Mức phạt này áp dụng với cả xe máy điện, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy

2. Chạy quá tốc độ 10km/h bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định trên có thể biết được hành vi chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu? Thông tin trên cũng giải đáp cho vướng mắc chạy quá tốc độ 10km/h phạt bao nhiêu?

Cụ thể:

Phương tiện

Hành vi

Mức phạt

Xe ô tô

Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm i khoản 5 Điều 5).

Phạt tiền từ 04 triệu đồng – 06 triệu đồng.

Xe máy

Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 6).

Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng.

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

 

Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 7)

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng 

Như vậy, trường hợp chạy vượt quá đốc độ cho phép 10km/h thì mức xử phạt như sau:

– Với ô tô: Phạt tiền từ 04 triệu đồng – 06 triệu đồng.

– Với xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng.

3. Chạy quá tốc độ có bị tước bằng lái xe nếu chạy vượt quá 10km/h không?

Tước Giấy phép lái xe là một trong các hình phạt bổ sung khi người tham gia giao thông có hành vi vi phạm, cụ thể điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019 quy định như sau:

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Đồng thời, tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019 cũng quy định:

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này;

Căn cứ theo các quy định trên, người điều khiển xe vượt quá tốc độ 10km sẽ bị tước Giấy phép lái xe:

– Với xe ô tô chạy quá tốc độ từ 10km/h: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

– Với xe máy chạy quá tốc độ từ 20km/h:  Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

4. Bị tước giấy phép lái xe, có tiếp tục được tham gia giao thông?

Về vấn đề này, tại khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đã nêu rõ:

Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, nếu bạn vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ có hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn (trường hợp của bạn là 2 tháng) thì trong khoảng thời hạn này, bạn sẽ không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng này, bạn sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.

Trên đây giải đáp về chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS – Đoàn luật sư TP. Hà Nội

https://tgslaw.vn/

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

20/10/2022

19/10/2022

19/10/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Chạy quá tốc độ là một trong các lỗi vi phạm giao thông phổ biến hiện nay. Vậy, mức xử phạt hành vi vi phạm này là bao nhiêu? Người vi phạm ngoài phạt tiền có bị tước bằng lái xe không?

Chào bạn, điề