Chuyển khẩu sang tỉnh khác có cần cắt khẩu chỗ cũ không?

Việc chuyển hộ khẩu hay đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi ở mới đã có nhiều thay đổi từ ngày 01/7/2021. Đăng ký thường trú có cần cắt khẩu ở chỗ cũ không?

Nhập hộ khẩu sang tỉnh khác có cần cắt khẩu ở nơi cũ kh

Việc chuyển hộ khẩu hay đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi ở mới đã có nhiều thay đổi từ ngày 01/7/2021. Đăng ký thường trú có cần cắt khẩu ở chỗ cũ không?

Nhập hộ khẩu sang tỉnh khác có cần cắt khẩu ở nơi cũ không?

Trước đây, theo quy định tại Luật Cư trú 2006, hồ sơ đăng ký thường trú bắt buộc phải có giấy chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2021 – ngày Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực, quy định này đã bị bãi bỏ.

Hồ sơ đăng ký thường trú từ ngày 01/7/2021 không còn xuất hiện giấy chuyển hộ khẩu mà chủ yếu có Tờ khai đăng ký cư trú và giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Nguyên nhân là từ ngày 01/7/2021, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động, được kết nối, chia sẻ với dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, lĩnh vực. Cũng từ ngày này, Sổ hộ khẩu giấy không còn được cấp mới mà các thông tin về hộ khẩu được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu cư trú (kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia). Vì thế, chỉ cần cập nhật hộ khẩu thường trú mới trên Cơ sở dữ liệu này thì nơi đăng ký hộ khẩu cũ cũng cập nhật được, vì thế, làm giấy chuyển hộ khẩu là không cần thiết.

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình (Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con), trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 3: Trả kết quả

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Không có giấy tờ tùy thân, đăng ký thường trú được không?

Tuy nhiên, hiện nay, thủ tục đăng ký thường trú không cần xuất trình Chứng minh nhân dân hay các giấy tờ tùy thân khác để làm thủ tục. Vì thế, việc không có Chứng minh nhân dân không làm ảnh hưởng đến quyền đăng ký thường trú của công dân.

Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, có thể làm Căn cước công dân trước khi đi đăng ký hộ khẩu thường trú về nơi ở mới.

Thủ tục làm Căn cước công dân theo các bước sau:

Bước 1: Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ (Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân).

Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, thu lệ phí cấp thẻ theo quy định.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân

Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.

>> Những địa điểm nào không được đăng ký thường trú mới?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

01/04/2022

01/04/2022

31/03/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Việc chuyển hộ khẩu hay đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi ở mới đã có nhiều thay đổi từ ngày 01/7/2021. Đăng ký thường trú có cần cắt khẩu ở chỗ cũ không?

Nhập hộ khẩu sang tỉnh khác có cần cắt khẩu ở nơi cũ kh