Có bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can không?

Có bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can không? Khi hỏi cung bị can cần phải lưu ý những vấn đề gì để không vi phạm pháp luật? … Giải đáp cho những câu hỏi này không chỉ để bị can, người bào chữa của bị can có thể hiể

Có bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can không? Khi hỏi cung bị can cần phải lưu ý những vấn đề gì để không vi phạm pháp luật? … Giải đáp cho những câu hỏi này không chỉ để bị can, người bào chữa của bị can có thể hiểu rõ quyền lợi của mình mà còn là căn cứ để cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng không vi phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện đúng thẩm quyền của mình.

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi muốn được Luật sư giải đáp về việc có bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can không? Có được quyền hỏi cung bị can vào ban đêm không? Lưu ý gì khi hỏi cung bị can?

Chào bạn, xoay quanh vướng mắc về việc có bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can không mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Có bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can không?

Trước hết, bị can là từ dùng để chỉ cá nhân hoặc pháp nhân bị khởi tố hình sự theo quy định pháp luật. Quyết định khởi tố là căn cứ để xác định việc cá nhân, pháp nhân bị khởi tố, là bị can trong vụ án hình sự.

Ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can là việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo trình tự, thủ tục luật định và bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật được phép sử dụng trong suốt quá trình hỏi cung bị can. Khoản 6 Điều 183 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can như sau:

6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Theo quy định trên, suy ra việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong các buổi hỏi cung của bị can như sau:

+ Nếu việc hỏi cung bị can được tiến hành tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là bắt buộc. Điều này cũng có nghĩa rằng nếu không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định thì không được phép tiến hành buổi hỏi cung bị can;

+ Nếu việc hỏi cung bị can ở địa điểm khác: Việc ghi âm, ghi hình có âm thanh là không bắt buộc. Việc ghi âm, ghi hình có âm thanh được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên…) hoặc của chính bị can.

Ngoài ra, căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP, khi ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can cần phải tuân thủ một số quy định sau đây:

+ Cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai phải đăng ký với cán bộ chuyên môn phụ trách kỹ thuật về thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ, trụ sở của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trước khi trích xuất bị can để tiến hành hỏi cung;

+ Cán bộ hỏi cung hoặc lấy lời khai phải thông báo cho bị can về việc ghi âm, ghi hình bằng âm thanh trước buổi hỏi cung và việc thông báo này phải được ghi vào biên bản hỏi cung, biên bản lấy lời khai;

+ Việc ghi âm, ghi hình bằng âm thanh được thực hiện từ khi bắt đầu buổi hỏi cung và có thể được tạm dừng đến khi kết thúc buổi hỏi cung. Trước khi tạm dừng ghi âm, ghi hình có âm thanh, cán bộ hỏi cung/lấy lời khai phải nêu lý do, nguyên nhân, thời gian tạm dừng và thời gian, lý do tiếp tục ghi âm, ghi hình có âm thanh, đồng thời, nội dung này phải được ghi vào biên bản hỏi cung/biên bản lấy lời khai;

+ Trường hợp hỏi cung bị can ngoài trụ sở làm việc của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện điều tra, nơi giam giữ thì cán bộ hỏi cung/lấy lời khai thực hiện hỏi cung, lấy lời khai mà không ghi âm, ghi hình có âm thanh nếu được bị can đồng ý.

Nếu theo yêu cầu của bị can, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ghi âm, ghi hình có âm thanh mà không bố trí được thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh thì cán bộ hỏi cung, lấy lời khai phải thông báo cho bị can được biết và chỉ được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai khi bị can đồng ý. Trong quá trình hỏi cung mà thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh bị sự cố kỹ thuật thì việc hỏi cung vẫn tiếp tục được thực hiện.

Như vậy, việc ghi âm, ghi hình có âm thanh là bắt buộc nếu việc hỏi cung bị can được thực hiện tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra. Ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với trường hợp hỏi cung bị can ngoài cơ sở giam giữ, ngoài trụ sở cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra được thực hiện theo yêu cầu của bị can, người/cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Những lưu ý khi hỏi cung bị can là gì?

Căn cứ Điều 183 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, 4 lưu ý/4 điều phải tuân thủ khi thực hiện hỏi cung bị can ngoài vấn đề ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can như chúng tôi đã trình bày ở trên như sau:

Một là, không được phép hỏi cung bị can vào ban đêm

Pháp luật không cho phép việc hỏi cung được thực hiện vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được. Lý do không thể trì hoãn được phải được ghi rõ trong biên bản hỏi cung.

Hai là, không được để bị can không được tiếp xúc với nhau và việc hỏi cung các bị can là riêng biệt

Các bị can phải được hỏi cung riêng biệt, không được tiếp xúc với nhau. 

Ba là, trong buổi hỏi cung đầu tiên, cán bộ hỏi cung phải giải thích để bị can hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của bị can theo quy định pháp luật

Đây là trách nhiệm bắt buộc của cán bộ hỏi cung. Việc giải thích quyền, nghĩa vụ của bị can phải được ghi vào biên bản hỏi cung.

Bốn là, kiểm sát viên được quyền hỏi cung trong một số trường hợp nhất định

Kiểm sát viên được quyền hỏi cung nếu thuộc một trong những trường hợp luật định sau đây:

+ Khi bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra;

+ Hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật;

+ Hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết;

Bốn là, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can khi hỏi cung thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Như vậy, có 4 lưu ý khi thực hiện hỏi cung bị can mà cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ mà chúng tôi đã nêu trên.

>> Luật sư có được có mặt khi hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra không?

>> Khi nào ra quyết định khởi tố bị can?

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J – Đoàn luật sư TP. Hà Nội

https://luatdongduong.com.vn/

Có thể bạn quan tâm

20/09/2022

19/09/2022

19/09/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Có bắt buộc ghi âm ghi hình khi hỏi cung bị can không? Khi hỏi cung bị can cần phải lưu ý những vấn đề gì để không vi phạm pháp luật? … Giải đáp cho những câu hỏi này không chỉ để bị can, người bào chữa của bị can có thể hiể