Có bắt buộc phải ký giáp ranh khi bán đất?

Thông thường, khi cấp Sổ đỏ hoặc mua bán đất đai sẽ có chữ ký giáp ranh của hàng xóm để xác nhận thửa đất không có tranh chấp. Vậy trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh có được tiếp tục bán đất không?

Trường hợ

Thông thường, khi cấp Sổ đỏ hoặc mua bán đất đai sẽ có chữ ký giáp ranh của hàng xóm để xác nhận thửa đất không có tranh chấp. Vậy trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh có được tiếp tục bán đất không?

Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục xin chữ ký giáp ranh?

Căn cứ theo khoản 2.1, Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định:

“2.1. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

a) Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;

b) Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;

c) Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu; hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư này;”

Theo Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định phải xin chữ ký của người sử dụng đất, chủ quản lý đất liền kề để xác nhận ranh giới, mốc giới sử dụng đất.

Do đó, không phải lập bản mô tả ranh giới thửa đất theo mẫu Phụ lục số 11 ban hành kem theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và không phải xin chữ ký giáp ranh của hộ liền kề khi thuộc các trường hợp:

– Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó;

– Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có;

– Thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa.

Ngoài ra, căn cứ theo Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ( đã hết hiệu lực từ 5/7/2014) có quy định:

 “b) Trường hợp thửa đất xin cấp Giấy chứng nhận không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có một trong các loại giấy tờ đó nhưng không thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề hoặc hiện trạng đường ranh giới của thửa đất đã thay đổi so với đường ranh giới thể hiện trên giấy tờ đó thì việc xác định ranh giới thửa đất thực hiện như sau:

Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này;

Sau mười (10) ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả, nếu người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đó;”

Theo đó, trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu nhưng người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì khi xác định ranh giới thửa đất sẽ phải xin chữ ký của những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất.

Tuy nhiên Thông tư 09/2007/TT-BTNMT đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT đã không còn quy định thủ tục này nữa.

Bán đất có cần phải xin chữ ký giáp ranh?

Căn cứ theo khoản 1, Điều 188 Luật Đất đai 2013, điều kiện để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Do đó, nếu gia đình bạn đáp ứng những điều kiện nêu trên thì có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bình thường.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về trình tự thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

“1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Theo quy định trên, pháp luật không có quy định khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải xin chữ ký giáp ranh của hàng xóm. Do đó, việc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất tại địa phương bạn từ chối thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.

Trên đây là giải đáp về Có bắt buộc phải ký giáp ranh khi bán đất? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Sang tên Sổ đỏ thực hiện thế nào? Cần những giấy tờ gì?







Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

11/07/2021

11/07/2021

10/07/2021

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Thông thường, khi cấp Sổ đỏ hoặc mua bán đất đai sẽ có chữ ký giáp ranh của hàng xóm để xác nhận thửa đất không có tranh chấp. Vậy trường hợp hàng xóm không chịu ký giáp ranh có được tiếp tục bán đất không?

Trường hợ