Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn, với vấn đề lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, chúng tôi tư vấn như sau:
Lập vi bằng chia tài sản chung là gì?
Định nghĩa “Vi bằng”
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn, với vấn đề lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, chúng tôi tư vấn như sau:
Lập vi bằng chia tài sản chung là gì?
Định nghĩa “Vi bằng” được nêu cụ thể, rõ ràng tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Theo định nghĩa “Vi bằng” được nêu phía trên, có thể thấy chủ thể lập vi bằng là Thừa phát lại với sự chứng kiến trực tiếp, mục đích lập vi bằng là ghi nhận các sự kiện và hành vi có thật và người yêu cầu lập vi bằng là các cơ quan, cá nhân và tổ chức.
Vi bằng có giá trị pháp lý, điều này được quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP:
Một là, khi Tòa án xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính, vi bằng được coi là một nguồn chứng cứ.
Hai là, khi thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, vi bằng được coi là căn cứ để thực hiện giao dịch cũng như đảm bảo quyền và lợi ích các bên.
Tuy nhiên cần lưu ý, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, chứng thực và văn bản hành chính khác.
Từ đó có thể hiểu lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận lại sự kiện chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân dưới sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại.
Có được lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không?
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ các trường hợp sau:
Một là, việc phân chia tài sản chung ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình; quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hay con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự.
Hai là, việc phân chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến nuôi dưỡng, cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại; thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; trả nợ; nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác hay các nghĩa vụ khác về tài sản.
Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, có thể phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đối với việc lập vi bằng phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân pháp luật quy định như sau:
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP không hạn chế việc lập vi bằng phân chia tái sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên việc lập vi bằng chỉ nhằm ghi nhận lại sự kiện vợ chồng bạn thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chứ không xác nhận nội dung hay việc ký tên trong giao dịch phân chia tài sản chung bởi Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên quy định văn bản phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được công chứng.
Đặc biệt, tài sản chung của vợ chồng bạn là bất động sản nên để lập vi bằng phân chia tài sản chung, bạn cần có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng vi bằng này không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực mà chỉ có giá trị là chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, là văn bản chứng minh việc vợ chồng bạn đã thực hiện phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng hoặc để giải quyết khi có tranh chấp.
Chi phí lập vi bằng phân chia tài sản chung là bao nhiêu?
Pháp luật không có quy định cụ thể về chi phí lập vi bằng nói chung và chi phí lập vi bằng phân chia tài sản chung nói riêng mà ưu tiên việc thỏa thuận giữa người yêu cầu và Văn phòng thừa phát lại.
Tuy nhiên việc Văn phòng Thừa phát lại phải niêm yết bảng giá dịch vụ là yêu cầu bắt buộc, từ đó người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát thỏa thuận thêm một số yếu tố như thời gian lập vi bằng hay địa điểm lập vi bằng để xác định cụ thể về chi phí của từng vụ việc.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Có được lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không? Trường hợp bạn muốn tư vấn những vấn đề liên quan đến lập vi bằng chia tài sản chung hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài luatphap.vn để được hỗ trợ kịp thời.
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
27/07/2022
27/07/2022
26/07/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn, với vấn đề lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, chúng tôi tư vấn như sau:
Lập vi bằng chia tài sản chung là gì?
Định nghĩa “Vi bằng”