Trước khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên bán và bên mua thường có thỏa thuận đặt cọc. Có nhiều người lựa chọn cách lập hợp đồng đặt cọc, có người chọn lập vi bằng. Vậy có được lập vi bằng đặt cọc mua bán đất không? Vi bằ
Trước khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên bán và bên mua thường có thỏa thuận đặt cọc. Có nhiều người lựa chọn cách lập hợp đồng đặt cọc, có người chọn lập vi bằng. Vậy có được lập vi bằng đặt cọc mua bán đất không? Vi bằng đặt cọc mua bán đất có giá trị pháp lý không? Cùng tìm hiểu vấn đề này tại bài viết dưới đây nhé!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới chúng tôi. Về vấn đề lập vi bằng đặt cọc mua bán đất, chúng tôi tư vấn như sau:
Có được lập vi bằng đặt cọc mua bán đất không?
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên kia tài sản đặt cọc trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc đặt cọc mua bán đất diễn ra khá phổ biến trong quá trình các bên thực hiện giao dịch mua bán đất. Điều này giúp tránh các các rủi ro trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định bắt buộc việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực.
Do đó, bạn và bên mua có thể lập vi bằng đặt cọc mua bán đất để ghi nhận sự kiện mua bán đất này mà không nhất định phải lập hợp đồng đặt cọc bằng văn bản có công chứng, chứng thực.
Việc lập vi bằng đặt cọc mua bán đất là việc Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến giao dịch đặt cọc giữa bạn và bên mua và lập vi bằng bằng văn bản để ghi nhận lại sự kiện đó.
Vi bằng đặt cọc mua bán đất không thể thay thế hợp đồng đặt cọc mua bán đất nhưng vẫn có giá trị pháp lý. Đây là sự kiện có thật, đã được Thừa phát lại ghi nhận lại, là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự nếu có tranh chấp giữa bạn và bên mua cũng như là căn cứ để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và bên mua.
Giá lập vi bằng đặt cọc mua bán đất là bao nhiêu?
Hiện nay các quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại vẫn thực hiện theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Nghị định này không có quy định về giá lập vi bằng đối với từng trường hợp cụ thể bởi việc lập vi bằng là do yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân và không thuộc các trường hợp không được lập vi bằng.
Giá lập vi bằng thường dao động từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố như nội dung vi bằng cần lập, địa điểm lập vi bằng, thời gian lập vi bằng,…
Giá đối với từng loại vi bằng sẽ được niêm yết tại Văn phòng Thừa phát lại trong đó nêu rõ mức tối thiểu, mức tối đa và nguyên tắc tính toán. Do đó, khi bạn lập vi bằng đặt cọc mua bán đất bạn sẽ tham khảo mức giá được niêm yết tại Văn phòng Thừa phát lại và thỏa thuận chi phí với Trưởng Văn phòng.
Một số Văn phòng Thừa phát lại tại Hải Dương
Tại tỉnh Hải Dương, bạn có thể tham khảo một số Văn phòng Thừa phát lại dưới đây:
1. Văn phòng Thừa phát lại Sao Đỏ có địa chỉ trụ sở tại số 443, Nguyễn Trãi 2, phường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
2. Văn phòng Thừa phát lại Thành Đông có địa chỉ trụ sở tại số 29 Trường Chinh, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
3. Văn phòng Thừa phát lại Hải Dương có địa chỉ trụ sở tại Khu đô thị Vincom, phường Sao Đỏ, thành phố Chi Linh, tỉnh Hải Dương.
4. Văn phòng Thừa phát lại An Phú có địa chỉ trụ sở tại Phòng 05 và 06, tầng 2, số 299 Trần Hưng Đạo, phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
5. Văn phòng Thừa phát lại Đoàn Gia có địa chỉ trụ sở tại số 26 Hưng Đạo, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
6. Văn phòng Thừa phát lại Công Tâm có địa chỉ trụ sở tại số 37 Lê Viết Hưng, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Có được lập vi bằng đặt cọc mua bán đất không? Trường hợp bạn muốn tư vấn những vấn đề liên quan đến lập vi bằng đặt cọc mua bán đất hay các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài luatphap.vn để được hỗ trợ kịp thời.
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
25/07/2022
24/07/2022
22/07/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Trước khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên bán và bên mua thường có thỏa thuận đặt cọc. Có nhiều người lựa chọn cách lập hợp đồng đặt cọc, có người chọn lập vi bằng. Vậy có được lập vi bằng đặt cọc mua bán đất không? Vi bằ