BỘ TÀI CHÍNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:&
BỘ TÀI CHÍNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 9045/BTC-TCHQ
V/v: Vướng mắc thực hiện Thông tư 05/2021/TT–BKHĐT
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2022
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 17/8/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT quy định về Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2021).
Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phát sinh một số vướng mắc liên quan đến việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được. Về vấn đề này, Bộ Tài chính trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư một số vướng mắc như sau:
I. Vướng mắc liên quan đến việc thực hiện một số điều khoản của Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT
1. Về Điều 5 Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT
Tại Điều 5 Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT ngày 17/8/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về Trách nhiệm thi hành:
“… Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung”.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phát sinh một số vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các Phụ lục (Danh mục hàng hóa) ban hành kèm theo Thông tư chưa được quy định cụ thể, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ, đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời bằng công văn. Tuy nhiên, công văn trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không được chấp nhận tại Tòa án nhân dân với lý do: Công văn không phải là Văn bản quy phạm pháp luật, chỉ là văn bản hành chính nên không có giá trị về mặt pháp lý (Ví dụ: Mặt hàng Ngô hạt xảy ra tại Cục Hải quan tỉnh Nghệ An).
Do đó, để đảm bảo căn cứ pháp lý, tránh phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân nhắc, xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT theo hướng: Bổ sung cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản làm rõ/xác nhận” vào sau cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, cụ thể như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan và cá nhân có liên quan quy định tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản làm rõ/xác nhận và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung”.
2. Về việc áp dụng các Phụ lục của Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT .
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT thì các danh mục hàng hóa quy định tại Điều 2 Thông tư này là căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đối tượng miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận: Để xác định mặt hàng trong nước đã sản xuất được hay chưa phải đối chiếu với 01 Phụ lục tương ứng theo mục đích sử dụng của mặt hàng đó, không phải đối chiếu với tất cả các Phụ lục của Thông tư như quy định trước đây tại Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT .
3. Về việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo quy định của Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT .
Tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT đều quy định 3 cột gồm: cột Tên mặt hàng, cột Mã số theo biểu thuế nhập khẩu và cột Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật.
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận: Để xác định mặt hàng trong nước đã sản xuất được hay chưa, phải căn cứ vào cột “Tên hàng” và cột “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật”, còn cột “Mã số theo biểu thuế nhập khẩu” chi để dễ tra cứu, định hướng tham khảo.
Đối với Thông tư sửa đổi Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT trong thời gian tới, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung vào Điều 2 nội dung: Việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên hàng” và “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật”. Đối với “Mã số theo biểu thuế nhập khẩu”chỉ để tra cứu, việc xác định Mã số đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
II. Vướng mắc liên quan đến việc áp dụng một số mặt hàng cụ thể tại các Phụ lục của Thông tư
Trong quá trình thực hiện Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT ngày 17/11/2015, Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/3/2018 và Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT ngày 17/8/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phát sinh một số vướng mắc đã trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế công nghiệp). Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số vướng mắc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế công nghiệp) chưa trả lời hoặc đã trả lời nhưng chưa rõ.
Căn cứ ý kiến trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế công nghiệp) trong thời gian vừa qua và ý kiến thống nhất tại cuộc họp ngày 12/8/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế công nghiệp) với Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) liệt kê chi tiết từng vướng mắc của một số mặt hàng cụ thể theo Phụ lục đính kèm, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời chi tiết, cụ thể từng nội dung vướng mắc để Bộ Tài chính có cơ sở hướng dẫn thực hiện.
Trên đây là một số vướng mắc của Bộ Tài chính trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị quý Bộ nghiên cứu sớm, trả lời từng nội dung vướng mắc để Bộ Tài chính có căn cứ hướng dẫn thực hiện.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Bộ./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– TT. Nguyễn Đức Chi (để b/cáo);
– Lưu: VT, TCHQ (0.. b).
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Lưu Mạnh Tưởng
PHỤ LỤC
VƯỚNG MẮC VỀ VIỆC ÁP DỤNG DANH MỤC HÀNG HÓA TRONG NƯỚC ĐÃ SẢN XUẤT ĐƯỢC
(Kèm theo Công văn số: 9045/BTC-TCHQ ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Bộ Tài chính)
STT
Công văn của Tổng cục Hải quan
Tên hàng nhập khẩu
STT/Tên hàng quy định trong Thông tư
“Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật” quy định trong Thông tư
Ý kiến của Bộ Tài chính
(Tổng cục Hải quan)
1
4570/TCHQ-TXNK ngày 3/8/2018
Miếng đệm và vành khung tròn dùng cho ô tô
STT 07 Phụ lục V Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT/Tấm cách nhiệt sau (cao su)
Theo tiêu chuẩn Toyota, dùng cho xe Innova
Điều 3, Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT quy định “Các hàng hóa trong nước đã sản xuất được nêu tại các Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng chung và không phụ thuộc mục đích sử dụng, trừ hàng hóa chuyên dùng. Hàng hóa chuyên dùng quy định tại Điều này là hàng hóa đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đặc thù khi sử dụng được nêu trong các chứng chỉ chuyên ngành”.
Mặt hàng nhập khẩu có khai báo là “miếng đệm và vành khung tròn dùng cho ô tô” đối chiếu tất cả các phụ lục thì thỏa mãn tên hàng “miếng đệm và vành khung tròn” tại STT 239 Phụ lục IV Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT do vậy xác định mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận
2
STT 239 Phụ lục IV Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT/Miếng đệm và vành khung tròn
Không có mô tả
3
7380/TCHQ-TCHQ ngày 27/11/2019 và 6773/TCHQ-TXNK ngày 21/10/2020
Ống bằng cao su các loại dùng để lắp ráp xe ô tô
STT 186 Phụ lục IV Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT và STT 221 Phụ lục IV Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT/Ống cao su chịu áp lực
Gồm các mã HS: 40091290, 40092190, 40092290, 40093191, 40093199, 40093290, 40094100, 40094290
Do không có tiêu chí chỉ số áp lực nên không có cơ sở đối chiếu.
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận mặt hàng “ống cao su các loại dùng để lắp ráp xe ô tô” có phải hàng hóa trong nước đã sản xuất được hay chưa?
4
Bộ phận và phụ kiện bằng cao su dùng để lắp ráp xe ô tô
STT 210 Phụ lục IV Thông tư 14/Các sản phẩm khác bằng cao su
Không có mô tả
Đề nghị BKHĐT xác nhận “Bộ phận và phụ kiện bằng cao su dùng để lắp ráp xe ô tô” trong nước đã sản xuất được hay chưa?
5
4114/TCHQ-TXNK ngày 19/8/2021
“Kính cửa trước/sau, kính góc và kính cửa hậu dùng sản xuất lắp ráp ô tô” thuộc loại kính tôi an toàn (thuộc mã số 7007.11.10) và kính dán an toàn nhiều lớp (thuộc mã số 7007.21.10), đạt chuẩn ECER43 & QCVN32
STT 12, 13, 48 Phụ lục V Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT/Kính quay (kính cửa trước/sau)
Kính góc 1/4
Kính cửa hậu
Kính cường lực. Đạt chuẩn ECE13.
Kính cường lực, có tích hợp đường sấy kính. Đạt chuẩn ECE13
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận các mặt hàng “kính cửa trước/sau, kính góc và kính cửa hậu” thuộc loại kính tôi an toàn (thuộc mã số 7007.11.10) và kính dán an toàn nhiều lớp (thuộc mã số 7007.21.10), đạt chuẩn ECER43 & QCVN32, dùng sản xuất lắp ráp ô tô”, theo quy định của Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT trong nước đã sản xuất được hay chưa?
6
Kính an toàn các loại dùng để sản xuất lắp ráp xe ô tô
STT 275 Phụ lục IV Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT/ Kính tôi nhiệt an toàn
Là loại kính cường lực (chịu lực cao, độ bền va đập gấp 5-8 lần, độ bền sốc nhiệt gấp 3 lần so với bình thường)
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận mặt hàng “kính an toàn dùng để sản xuất lắp ráp ô tô” đã được Cục Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận là “Kính an toàn dùng cho ô tô” trong nước đã sản xuất được hay chưa?
7
3203/TCHQ-TXNK ngày 24/6/2021
Phụ kiện đầu nối, khớp nối, khuỷu nối, bằng thép, có ren
STT 61 Phụ lục VI Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT/Các phụ kiện đầu nối, khớp nối, khủy nối
Bằng thép, loại có đường kính từ 2-3/8 đến 36inch
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận mặt hàng “Phụ kiện đầu nối, khớp nối, khuỷu nối, bằng thép, loại có đường kính từ 2-3/8 đến 36inch” là loại trong nước đã sản xuất được.
8
42/TCHQ-TXNK ngày 06/01/2022 và 648/TCHQ-TXNK ngày 28/02/2022
Tên hàng là Giàn cố định trên biển. Tuy nhiên, Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật là: “Loại giàn khai thác dầu khí đầu giếng (gồm chân đế và giàn thượng tầng). Hoạt động ở vùng biển có độ sâu 120 mét nước. Công nghệ Bunga Orkid B, C, D (phát triển mỏ Bunga Orkid). Bao gồm cả các mã 89.05 – Cụm giàn xử lý trung tâm phục vụ công tác khai thác dầu khí, mã 8905.13.00 cụm giàn khai thác dầu khí đầu giếng, giàn xử lý trung tâm (gồm chân đế và khối thượng tầng của giàn khai thác) và mã 94.06 – Khối giàn nhà ở trên biển (Living Quarter), phục vụ công tác khoan và khai thác dầu khí; thiết kế theo yêu cầu của khách hàng”.
Vậy Giàn khoan cố định trên biển có thuộc loại trong nước đã sản xuất được hay chưa?
STT 64 Phụ lục IV Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT/ Giàn cố định trên biển
Loại giàn khai thác dầu khí đầu giếng (gồm chân đế và giàn thượng tầng). Hoạt động ở vùng biển có độ sâu 120 mét nước. Công nghệ Bunga Orkid B, C, D (phát triển mỏ Bunga Orkid). Bao gồm cả các mã 89.05 – Cụm giàn xử lý trung tâm phục vụ công tác khai thác dầu khí, mã 8905.13.00 – cụm giàn khai thác dầu khí đầu giếng, giàn xử lý trung tâm (gồm chân đế và khối thượng tầng của giàn khai thác) và mã 94.06 – Khối giàn nhà ở trên biển (Living Quarter), phục vụ công tác khoan và khai thác dầu khí; thiết kế theo yêu cầu của khách hàng
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận: Theo STT 64 Phụ lục IV Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT thì các mặt hàng:
(1) Giàn cố định trên biển;
(2) Cụm giàn xử lý trung tâm phục vụ công tác khai thác dầu khí;
(3) Cụm giàn khai thác dầu khí đầu giếng, giàn xử lý trung tâm;
(4) Khối giàn nhà ở trên biển
Là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được.
9
Đồ bảo hộ lao động
STT 40 Phụ lục VI Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT/ Đồ dùng bảo hộ lao động
Quần, áo, giầy, ủng, mũ, yếm, găng tay
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận mặt hàng đồ bảo hộ lao động là quần, áo, giầy, ủng, mũ, yếm, găng tay là hàng hóa trong nước đã sản xuất được.
10
Xà lan, tàu thủy
STT 74, 76, 82, 86, 109 Phụ lục I Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT:
+ Xà lan
+ Tàu chở dầu
+ Tàu chở hàng rời
+ Tàu kéo biển
+ Xuồng cứu sinh mạn kín
+ Chiều dài toàn bộ 122,4 m, chiều dài giữ nguyên 2 trụ 119,7 m, chiều rộng thiết kế 44 m, chiều cao mép boong 7,5 m, mớn nước thiết kế 5 m, mớn nước đánh chìm 13m, định biên thuyền viên 8 người, tải trọng giàn khoan P (9500); trọng tải 18.000 tấn.
+ Chiều dài toàn bộ 245 m; chiều dài giữ nguyên 2 trụ 236 m; chiều rộng thiết kế 43 m; chiều cao mạn 20 m; mớn nước thiết kế 11,7 m; mớn nước đầy tải 14 m; định biên thuyền viên 27 người; tốc độ khai thác 15 hải lý/h; loại trọng tải đến 104.000 DWT và 105.000 DWT. Đối với tàu chở dầu đường thủy nội địa trọng tải đến 4.880 tấn.
+ Chiều dài toàn bộ 190 m; chiều dài giữ nguyên 2 trụ 183,3 m; chiều rộng thiết kế 32,26 m; chiều cao mạn 17,8 m; mớn nước thiết kế 11,7 m; mớn nước đầy tải 12,8 m; trọng tải đến 54.000 DWT.
+ ASD 3212 YN 51235. Tàu có chiều dài 32m, rộng 12m, lắp máy có công suất 6.500 HP, sức kéo 85 tấn, tốc độ đến 14,5 hải lý/giờ.
+ Dài 4,9 m, rộng 2,2 m, cao 1 m, mớn nước 0,8 m, sức chở 28 người, công suất đến 29 HP.
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận những mặt hàng xà lan, tàu thủy đáp ứng đúng các tiêu chí mô tả trong “ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật” mới là mặt hàng trong nước đã sản xuất được.
Ví dụ:
– Mặt hàng xà lan có đặc tính kỹ thuật “Chiều dài toàn bộ 122,4 m, chiều dài giữ nguyên 2 trụ 119,7 m, chiều rộng thiết kế 44 m, chiều cao mép boong 7,5 m, mớn nước thiết kế 5 m, mớn nước đánh chìm 13m, định biên thuyền viên 8 người, tải trọng giàn khoan P (9500); trọng tải 18.000 tấn” là loại trong nước sản xuất được.
– Mặt hàng xà lan có đặc tính kỹ thuật “Chiều dài toàn bộ 122,4 m, chiều dài giữ nguyên 2 trụ 119,7 m, chiều rộng thiết kế 44 m, chiều cao mép boong 7,5 m, mớn nước thiết kế 5 m, mớn nước đánh chìm 13m, định biên thuyền viên 8 người, tải trọng giàn khoan P (9500); trọng tải 16.000 tấn” là loại trong nước chưa sản xuất được
11
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định của đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư như “Các phụ kiện đầu nối, khớp nối, khuỷu nối” nhóm 7307, mục 57 Phụ lục VI, hàng hóa không thuộc Danh mục vật tư trong nước đã sản xuất được (Phụ lục III) nhưng thuộc Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước đã sản xuất được (Phụ lục VI). Trên thực tế, tùy theo mục đích sử dụng, lĩnh vực sản xuất mà hàng hóa sẽ có yêu cầu khác nhau về đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn sản xuất.
Vướng mắc: Trường hợp này phải đối chiếu với 01 Phụ lục hay nhiều Phụ lục?
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận: Mặt hàng là các phụ kiện đầu nối, khớp nối, khuỷu nối nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án ưu đãi đầu tư phải đối chiếu với Phụ lục III – Danh mục vật tư trong nước đã sản xuất được (Như đã nêu tại mục 2 Phần I công văn trên).
12
Tại Phụ lục VI – Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước đã sản xuất được, không chỉ có Vật tư mà còn có các mặt hàng là Máy móc, thiết bị (từ mục 57 đến 61: các loại thiết bị chứa như bình, bồn, bể…, từ mục số 64 đến 67: các loại giàn khoan dầu khí cố định và di động). Như vậy trường hợp này hàng hóa nhập khẩu phải đối chiếu với Tên Phụ lục hay tên hàng trong Phụ lục đó để xác định là vật tư trong nước đã sản xuất được?
Đề nghị Bộ KHĐT xác nhận: Mặt hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ cho hoạt động dầu khí phải đối chiếu với Phụ lục VI – Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước đã sản xuất được (Như đã nêu tại mục 2 Phần I công văn trên).
Văn bản đang xem
Công văn 9045/BTC-TCHQ vướng mắc thực hiện Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
BỘ TÀI CHÍNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:&