Đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ được thực hiện khi các bên có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Nhiều người quan tâm liệu có thể đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú được không?
Đăng ký kết hôn khi có KT3 được
Đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ được thực hiện khi các bên có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Nhiều người quan tâm liệu có thể đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú được không?
Đăng ký kết hôn khi có KT3 được không?
Câu hỏi: Xin chào Luật sư. Tôi có hộ khẩu ở Vĩnh Phúc, hiện đang làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh nên đã thực hiện đăng ký tạm trú và được cấp sổ KT3 tại đây. Tôi xin hỏi là tôi có thể thực hiện đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú theo sổ KT3 được không?
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin giải đáp cho bạn như sau:
Hiện nay, trong các văn bản hiện hành không có định nghĩa thế nào là KT3. KT3 là tên thường gọi của Sổ tạm trú được cấp cho công dân đã đăng ký tạm trú.
Như vậy, KT3 thường được hiểu là việc tạm trú của công dân tại địa phương đó.
Căn cứ Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú (nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và có đăng ký thường trú) hoặc nơi tạm trú (nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú). Giấy tờ xác nhận nơi đăng ký thường trú, nơi đăng ký tạm trú của công dân lần lượt là Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú (sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ vào cuối năm 2022).
Căn cứ Điều 17 và Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn của công dân là của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ. Trong đó:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện đăng ký kết hôn cho trường hợp cả hai bên nam, nữ đều là công dân Việt Nam, đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện việc đăng ký kết hôn cho trường hợp có yếu tố nước ngoài (ví dụ: một trong hai bên là người nước ngoài, hoặc cả hai cùng là người nước ngoài…)
Từ các căn cứ trên, công dân có quyền lựa chọn nơi đăng ký kết hôn cho mình tại nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của một trong hai bên nam, nữ.
Do vậy, khi kết hôn, bạn có thể lựa chọn nơi đăng ký kết hôn là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân cấp xã/huyện nơi bạn có KT3 là Ủy ban có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho bạn.
Lưu ý: Khi đăng ký kết hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh, cả hai bên đều phải chuẩn bị Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND dân cấp xã có thẩm quyền cấp để nộp cho Ủy ban nhân dân nơi bạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Ngoài Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì hai bên cần chuẩn bị các giấy tờ kèm theo gồm:
– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu);
– Giấy tờ xác nhận thông tin cư trú;
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (trong trường hợp là người nước ngoài).
Thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú thế nào?
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đọc thông tin trên báo và được biết có thể đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký tạm trú. Vậy Luật sư cho tôi hỏi thông tin đó có chính xác không? Nếu được đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú thì thủ tục được thực hiện như thế nào?
Xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi giải đáp như sau:
Điều 17, Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn/quận, huyện nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ. Nơi cư trú được hiểu là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của hai bên nam, nữ (Luật Cư trú 2020). Do đó, thông tin được đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú mà bạn đọc được trên báo là đúng.
Cần lưu ý:
– Trường hợp hai bên nam, nữ đều là công dân Việt Nam, đang sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn;
– Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn.
Thủ tục để đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú được quy định tại Điều 18, Điều 38 Luật Hộ tịch 2014; Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cả hai bên (bản chính). Trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai đã ly hôn thì cần có Quyết định hoặc Bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên có thể khai chung vào một tờ khai đăng ký kết hôn.
– Giấy tờ tùy thân của hai bên: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
– Sổ tạm trú/Sổ hộ khẩu/Giấy tờ xác nhận thông tin cư trú.
Riêng đối với trường hợp người nước ngoài thực hiện đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì cần có thêm:
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Đăng ký kết hôn ở Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn:
– Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, sửa chữa hoàn thiện. Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân giải quyết nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định và ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch.
– Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch hướng dẫn người nộp hồ sơ kiểm tra nội dung trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu các bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận kết hôn.
Lưu ý: Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Đăng ký kết hôn ở Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện:
– Công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Nếu có sai sót, chưa đầy đủ hồ sơ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, sửa chữa hoàn thiện.
– Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, xác minh, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân giải quyết. Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.
– Công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, hướng dẫn người nộp hồ sơ kiêm tra thông tin trong Sổ. Người nộp hô sơ nếu thấy thông tin thì cùng ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận kết hôn theo hướng dẫn của công chức làm công tác hộ tịch.
Bước 3: Trả kết quả
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho người nộp hồ sơ (02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; số lượng bản sao Trích lục kết hôn được cấp theo yêu cầu).
Như vậy, bạn có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú của mình. Khi thực hiện thủ tục, bạn cần thực hiện theo thủ tục như chúng tôi đã giải đáp ở trên. Các bên cũng cần đảm bảo các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 khi đăng ký kết hôn.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về KT3 có đăng ký kết hôn được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ luatphap.vn để được hỗ trợ.
>> Làm thế nào để lấy được bản điện tử dăng ký kết hôn?
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
21/03/2022
21/03/2022
21/03/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ được thực hiện khi các bên có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Nhiều người quan tâm liệu có thể đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú được không?
Đăng ký kết hôn khi có KT3 được