Đi nghĩa vụ quân sự được gì? Quyền lợi khi tại ngũ, xuất ngũ ra sao?

Chào bạn, thời điểm khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tuyển quân, HieuLuat nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan gọi về tổng đài 

Chào bạn, thời điểm khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tuyển quân, HieuLuat nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan gọi về tổng đài  luatphap.vn. Vấn đề của bạn cũng được rất nhiều người quan tâm và HieuLuat xin được thông tin như sau:

1. Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?

Quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại theo Điều 9 của Luật này như sau:

Nhà nước sẽ bảo đảm chế độ và chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.

Bên cạnh đó hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ nêu sau đây:

– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa

– Hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;

– Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức;

– Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân

– Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;

Ngoài ra, công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự phải nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;

Đồng thời phải học tập chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

2. Đi nghĩa vụ quân sự được gì?

Như vậy, nội dung trên đã thông tin cho vướng mắc đi nghĩa vụ quân sự làm những gì? Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nữa chính là việc đi nghĩa vụ quân sự được gì?

Về quyền lợi khi tham gia nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định (điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP)

(Căn cứ Điều 3 Nghị định 27/2016)

Theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi thì được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm. Thời gian nghỉ là 10 ngày (không tính ngày đi và về).

Mặt khác, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ mà gia đình không may gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hay người thân từ trần, mất tích hoặc nếu hạ sĩ quan, binh sĩ lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt. Và thời gian nghỉ phép đặc biệt là không quá 05 ngày (không tính ngày đi và về).

Thời gian nghỉ phép được thanh toán tiền tàu, xe, phụ cấp đi đường theo quy định.

Ngoài ra cũng theo Điều 5 Nghị định 27/206 thì hạ sĩ quan, binh sĩ không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền và được cấp 04 tem thư/tháng.

Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.

Theo Điều 6 Nghị định 27/2016, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp như sau:

Trường hợp

Mức hưởng

Nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế;

 

3.000.000 đồng/suất/lần 

Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên, điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên

500.000 đồng/người/lần 

Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích

2.000.000 đồng/người.

Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập (theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP)

Miễn, giảm học phí 

Phụ cấp quân hàm hiện nay được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Mức phụ cấp cụ thể:

Bậc quân hàm

Hệ số phụ cấp

Mức phụ cấp

Binh nhì

0,4

0,4 x mức lương cơ sở

Binh nhất

0,45

0,45 x mức lương cơ sở

Hạ sĩ

0,5

0,5 x mức lương cơ sở

Trung sĩ

0,6

0,6 x mức lương cơ sở

Thượng sĩ

0,7

0,7 x mức lương cơ sở

– Trợ cấp xuất ngũ 01 lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở (tại thời điểm xuất ngũ).

Nếu thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng thì được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; đủ 30 tháng thì được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

Trường hợp có tháng lẻ thì phụ cấp được tính như sau:

Nếu dưới 01 tháng: không được hưởng trợ cấp;

Nếu từ đủ 01 tháng – đủ 06 tháng: được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;

Nếu từ trên 06 tháng trở lên – 12 tháng: được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

– Trợ cấp tạo việc làm: 06 tháng tiền lương cơ sở (tại thời điểm xuất ngũ)

Bên cạnh đó khi xuất ngũ còn được đơn vị đưa về địa phương nơi cư trú hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.

(Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 27/2016)

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó (theo Điều 8 Nghị định 27/2016).

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề (theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP)

– Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị,… thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm, đồng thời bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ.

Nếu cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ nếu đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì sau khi xuất ngũ tổ chức đó có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ.

Nếu tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể… thig việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế… được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.

Ngoài ra, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên:

– Sắp xếp việc làm

– Cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức;

– Hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo trong thời gian tập sự (không áp dụng với trường hợp xuất ngũ trước thời hạn).

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến việc đi nghĩa vụ quân sự được gì. Nếu còn băn khoăn hay vướng mắc bạn đọc có thể vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ.

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS – Đoàn luật sư TP. Hà Nội

https://tgslaw.vn/

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

14/11/2022

13/11/2022

13/11/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Chào bạn, thời điểm khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tuyển quân, HieuLuat nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan gọi về tổng đài