Doanh nghiệp là gì? Các đặc điểm của doanh nghiệp hiện nay

Doanh nghiệp đóng góp vai trò lớn trong nền phát triển kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp đa số đều thực hiện quá trình sản xuất – kinh doanh, cung cấp dịch vụ để sinh lời. Vậy theo quy định của pháp luật doanh nghiệp là gì? 

Doanh nghiệp đóng góp vai trò lớn trong nền phát triển kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp đa số đều thực hiện quá trình sản xuất – kinh doanh, cung cấp dịch vụ để sinh lời. Vậy theo quy định của pháp luật doanh nghiệp là gì? 

1. Doanh nghiệp là gì?

Khái niệm doanh nghiệp được quy định theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn được phân chia thành:

Doanh nghiệp nhà nước: gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định.

Doanh nghiệp Việt Nam: doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định tại Điều 12 Luật này: là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,

Đồng thời cũng là người đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết các vụ việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án cũng như các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, doanh nghiệp trên thị trường đều thông qua quá trình sản xuất – kinh doanh, cung cấp dịch vụ để có doanh thu. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.



Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm đặc trưng. (Ảnh minh họa)


2. Ví dụ về doanh nghiệp

Doanh nghiệp có những loại hình sau:

– Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng không vượt quá 50 thành viên.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.

– Công ty cổ phần

Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định những đặc điểm của công ty cổ phần như sau:

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

– Công ty hợp danh

Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

3. Đặc điểm của doanh nghiệp là gì?

Mỗi loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm đặc trưng, tuy nhiên cũng có những đặc điểm chung:

1. Có tính hợp pháp: Khi muốn thành lập công ty phải có đại diện làm thủ tục, nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kinh doanh, nhận giấy phép đăng ký

Khi được cấp phép kinh doanh, doanh nghiệp được công nhận hoạt động kinh doanh, được pháp luật bảo hộ, chịu sự ràng buộc bởi các quy định liên quan.

2. Có tính tổ chức: Doanh nghiệp nào cũng có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự,  trụ sở giao dịch, có tài sản riêng và tư cách pháp nhân (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân)

3. Có hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ:

Các doanh nghiệp khi thành lập đều có chung mục đích tạo ra lợi nhuận thông qua mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ…

Ngoài ra, có một số doanh nghiệp xã hội đặc thù, hoạt động không vì lợi nhuận mà hướng đến cộng đồng, môi trường… như các doanh nghiệp về vệ sinh, điện, nước…

4. Doanh nghiệp có những quyền gì theo quy định?

Doanh nghiệp hoạt động dưới sự bảo hộ của pháp luật, cũng như chịu sự ràng buộc với các quy định. Tuy nhiên theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp cũng có những quyền như sau:

– Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề pháp luật không cấm.

– Doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh, được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh và chủ động điều chỉnh quy mô, ngành nghề kinh doanh.

– Được lựa chọn phương thức huy động, phân bổ, sử dụng vốn.

– Được tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Được kinh doanh xuất nhập khẩu.

– Doanh nghiệp được tuyển dụng, thuê, sử dụng lao động theo đúng quy định

– Doanh nghiệp cũng được chủ động ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Ngoài ra, doanh nghiệp còn được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; từ chối các yêu cầu về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật về quyền khiếu nại, tham gia tố tụng cũng như các quyền khác theo quy định…

5. Nghĩa vụ của doanh nghiệp là gì?

Bên cạnh các quyền nêu trên, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020:

Đầu tiên là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Tiếp đến, các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ, kịp thời về việc đăng ký doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập, hoạt động của doanh nghiệp…

Doanh nghiệp đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, trong các báo cáo.

Nếu phát hiện thông tin đã kê khai, báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ phải kịp thời sửa đổi, bổ sung.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nộp thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định…

Mặt khác, doanh nghiệp không được phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi, cưỡng bức lao động, sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Song song đó, cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm ( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế) và bảo hiểm khác cho người lao động…

6. Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp được xem là công cụ quan trọng nhất để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp còn được xem là một bộ phận của hệ thống tài chính, có tính cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước.  Vậy tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là: “Coporate finance” là thuật ngữ dùng để chỉ những công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp cũng như các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng nguồn vồn đó đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp với mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Dựa trên thông tin tài chính doanh nghiệp, người phụ trách tài chính doanh nghiệp sẽ quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp cho những hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Những công việc của tài chính doanh nghiệp bao gồm:

– Đọc các báo cáo tài chính

– Quản lý dòng tiền

– Phân tích báo cáo lợi nhuận và lỗ, tạo ra bảng cân đối kế toán và dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp là tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục. Việc này quyết định thành công hoặc thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp còn có vai trò cải thiện hiệu quả trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Ngoài ra, việc huy động nguồn vốn kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng thời cơ trong kinh doanh, giúp tránh được tổn thất do nguyên nhân từ việc đình trệ vốn, giảm các khoản thanh toán lãi, góp phần vào việc tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp còn kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh, tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn.

Tài chính doanh nghiệp còn có vai trò trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả và là công cụ hữu ích trong kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua báo cáo thu chi hàng ngày, báo cáo chi tiêu tài chính, báo cáo tài chính có thể kiểm soát kịp thời, tổng thể hoạt động của doanh nghiệp.

Thực tế, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải phản ánh thông qua tình hình tài chính doanh nghiệp, thông qua một số chỉ tiêu như:

– Hệ số nợ

– Hiệu suất

– Hiệu quả sử dụng vốn

– Cơ cấu thành phần vốn.  

Do đó, các doanh nghiệp muốn sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, xây dựng các chỉ tiêu phù hợp, duy trì chế độ phân tích tài chính doanh nghiệp.

Có thể thấy chức năng của tài chính doanh nghiệp gồm:

– Tạo vốn, luân chuyển vốn bảo đảm vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn đủ và ổn định, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh

– Phân phối lại thu nhập để cân đối lại nguồn vốn cho hợp lý, sử dụng tiền lời một cách hiệu quả nhất, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

– Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn để bộ phận tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra đề xuất thích hợp tới người quản lý các vấn đề liên quan nhằm nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát đồng vốn.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp về doanh nghiệp là gì? Nếu còn vướng mắc, bạn có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

11/09/2022

08/09/2022

06/09/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Doanh nghiệp đóng góp vai trò lớn trong nền phát triển kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp đa số đều thực hiện quá trình sản xuất – kinh doanh, cung cấp dịch vụ để sinh lời. Vậy theo quy định của pháp luật doanh nghiệp là gì?