Đơn vị sự nghiệp công lập là gì, gồm những đơn vị nào?

Hiện nay, nhiều người còn chưa biết đến khái niệm đơn vị sự nghiệp hoặc vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm này. Cùng chúng tôi tìm hiểu đơn vị sự nghiệp công lập là gì qua bài viết dưới đây.

Đơn vị sự nghiệp công l

Hiện nay, nhiều người còn chưa biết đến khái niệm đơn vị sự nghiệp hoặc vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm này. Cùng chúng tôi tìm hiểu đơn vị sự nghiệp công lập là gì qua bài viết dưới đây.

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực như: Giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Chẳng hạn, trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật. Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.

Đơn vị sự nghiệp công lập thường mang những đặc điểm sau:

– Thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị;

– Mục đích đơn vị sự nghiệp công lập là hướng tới cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực nhà nước chịu trách nhiệm cung cứng cho người dân như y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch…

– Cơ chế hoạt động của các đơn vụ sự nghiệp công lập đang ngày càng được đổi mới theo hướng tự chủ và được thực hiện hạch toán một cách độc lập;

– Nhân sự tại các đơn vị sự nghiệp công lập thông thường được tuyển dụng theo vị trí việc làm, theo hợp đồng làm việc (một số theo hợp đồng lao động) và được quản lý, sử dụng tư cách là viên chức. 

Trái ngược với đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những đơn vị, tổ chức sự nghiệp không nằm trong khu vực nhà nước mà được thành lập bởi các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội… Những đơn vị này cũng có tư cách pháp nhân, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Chẳng hạn, các bệnh viện tư nhân, trường tư thục như bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An; trường mầm non tư thục Ngôi sao sáng…

 

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những đơn vị nào?

Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định, đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

– Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).

– Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ). Chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện… trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

– Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);

Ví dụ:

– Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

–  Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của tổ chức SEAMEO tại Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo…

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ (sau đây gọi chung là tổng cục thuộc bộ);

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc bộ;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ.

– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài).

– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.

– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ví dụ:

– Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh…

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở)

Ví dụ:

– Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

– Bệnh viện Thanh Nhàn trực thuộc Sở Y tế Hà Nội

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở;

+ Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Điều 35 Nghị định 60/2021/NĐ-CP:

1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội do Chính phủ quy định; dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này), báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (bộ, cơ quan trung ương đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý). Nội dung của phương án tự chủ tài chính cần xác định rõ mức độ tự chủ tài chính theo 04 nhóm đơn vị quy định tại Nghị định này.

Căn cứ phương án tự chủ tài chính do các đơn vị sự nghiệp công đề xuất (không bao gồm phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công tự xây dựng phương án tự chủ tài chính ), cơ quan quản lý cấp trên xem xét, dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức độ tự chủ tài chính. Đồng thời, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công, có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, có ý kiến.

Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên xác định phân loại đơn vị và ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc.

 

Đơn vị sự nghiệp công lập thành lập, tổ chức lại, giải thể trong trường hợp nào?

Theo Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

– Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.

– Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

 

Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập

– Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu;

– Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

– Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

 

Giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập bị giải thể khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;

– Không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

– Ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;

– Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập là gì và các vấn đề liên quan đến đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu còn câu hỏi hay vướng mắc bạn hãy gửi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Tinh giản biên chế với viên chức khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp

Có thể bạn quan tâm

23/02/2022

18/02/2022

18/02/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Hiện nay, nhiều người còn chưa biết đến khái niệm đơn vị sự nghiệp hoặc vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm này. Cùng chúng tôi tìm hiểu đơn vị sự nghiệp công lập là gì qua bài viết dưới đây.

Đơn vị sự nghiệp công l