Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 là một trong những biện pháp được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vậy giãn cách theo Chỉ thị 19 là gì, khác với giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 ra sao?
<
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 là một trong những biện pháp được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vậy giãn cách theo Chỉ thị 19 là gì, khác với giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 ra sao?
Khi nào được giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19?
Chỉ thị 19/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/4/2020. Theo đó, địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế – xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh.
Như vậy, Chỉ thị 19 được áp dụng khi địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, được mở thêm nhiều dịch vụ, hoạt động; học sinh cũng có thể đến trường theo quy định và hướng dẫn cụ thể của từng địa phương.
Giãn cách xã hội theo chỉ thị 19 thực hiện ra sao?
Căn cứ nội dung Chỉ thị 19/CT, các tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị này cần phải tuân thủ các quy định dưới đây:
1. Tiếp tục dừng các hoạt động như lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện tập trung đông người nơi công cộng, sân vận động, các sự kiện lớn chưa cần thiết.
2. Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu như khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của địa phương.
3. Cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ như bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…; khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như:
Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; có đủ phương tiện, vật tư rửa tay, sát khuẩn, bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
4. Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang; bố trí đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để hành khách rửa tay…
Đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp đặc thù phù hợp, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
5. Giảm và giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học. Bên cạnh đó, kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.
6. Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị… chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên.
Không được tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, nội dung Chỉ thị 19 cũng có yêu cầu chung đối với người dân như sau:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng/dung dịch sát khuẩn
– Đeo khẩu trang khi ra ngoài
– Giữ đúng khoảng cách an toàn khi tiếp xúc
– Không tập trung đông người ở nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 khác Chỉ thị 15, 16 những gì?
Từ nội dung trên, có thể thấy giãn cách theo Chỉ thị 19, các địa phương được nới lỏng hơn ở nhiều dịch vụ, hoạt động so với khi áp dụng Chỉ thị 15, 16.
Cụ thể:
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15
– Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ được ra đường khi cần thiết
– Không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện
– Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết, các dịch vụ thiết yếu được hoạt động
– Dừng vận tải nội tỉnh, liên tỉnh, các chuyến bay vận chuyển hành khách (trừ phục vụ công tác)
– Học sinh chưa được đến trường học…
– Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người trong 01 phòng
– Không tập trung quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện
– Dừng hoạt động thể thao, giải trí
– Hạn chế di chuyển từ các vùng có dịch đến địa phương khác
– Học sinh chưa đến trường học…
Chỉ thị 19 áp dụng có biện pháp nới lỏng hơn, tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các tỉnh, thành cần phải kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch:
– Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch;
– Làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong;
– Thực hiện phương châm “4 tại chỗ: chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ;
Đặc biệt, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.
Hiện nay, cả nước có các địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 như:
TP. Vinh – từ từ 0h ngày 24/9; Quảng Bình – từ 19 giờ ngày 22/9; Kiên Giang: 10 huyện, thành phố – từ 0h ngày 21/9; 5 huyện, thị xã của Bạc Liêu – từ 0h ngày 20/9; 1 số huyện của Đắk Nông từ 12h ngày 22/9…
Trên đây là giải đáp liên quan đến giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
24/09/2021
23/09/2021
23/09/2021
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19 là một trong những biện pháp được áp dụng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vậy giãn cách theo Chỉ thị 19 là gì, khác với giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 ra sao?
<