Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển quân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được thành phần, nhiệm vụ của tổ chức này.
1. Cơ cấu của Hội đồn
Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển quân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được thành phần, nhiệm vụ của tổ chức này.
1. Cơ cấu của Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã
Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm:
– Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
– Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;
– Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an;
– Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp – hộ tịch, tài chính – kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
2. Thẩm quyền thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về Hội đồng nghĩa vụ quân sự như sau:
“1. Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, Ủy ban nhân dân xã có quyền thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã để giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Cũng theo khoản 3 Điều này Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã là gì?
Điều 39 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định rõ về nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã như sau:
Thứ nhất, giúp UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghĩa vụ quân sự; tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe.
Thứ hai, báo cáo UBND cấp xã và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Thứ ba, tổ chức cho công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Thứ tư, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
Và thứ 5 là giúp Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
4. Thành phần, nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh
Những thông tin trên đã giải đáp cho cơ cấu, nhiệm vụ của hội đồng nghĩa vụ quân sự xã. Vậy với Họi đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh thì sao? Thành phần thế nào?
Điều 36 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm:
– Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
– Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện;
– Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện;
– Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;
Điều 37 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh. Cụ thể như sau:
– Giúp UBND cấp tỉnh chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ, kế hoạch tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; huấn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và thực hiện các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện.
– Giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Có thể thấy, nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh là giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ quân sự đồng thời xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Vừa rồi là những thông tin liên quan đến hội đồng nghĩa vụ quân sự xã. Nếu còn băn khoăn hay vướng mắc gì, bạn đọc có thể vui lòng liên hệ luatphap.vn để được hỗ trợ.
Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng
Công ty TNHH luật TGS – Đoàn luật sư TP. Hà Nội
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
30/11/2022
30/11/2022
29/11/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển quân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được thành phần, nhiệm vụ của tổ chức này.
1. Cơ cấu của Hội đồn