Hội nghị nhà chung cư bất thường được tổ chức trong trường hợp nào?

Khi ở nhà chung cư, người dân vẫn thường nghe nhắc đến hội nghị nhà chung cư, hội nghị nhà chung cư thường niên, bất thường… Vậy hiểu thế nào về hội nghị nhà chung cư bất thường?

Cảm ơn câu hỏi của bạn, HieuLuat

Khi ở nhà chung cư, người dân vẫn thường nghe nhắc đến hội nghị nhà chung cư, hội nghị nhà chung cư thường niên, bất thường… Vậy hiểu thế nào về hội nghị nhà chung cư bất thường?

Cảm ơn câu hỏi của bạn, HieuLuat xin được thông tin vấn đề của bạn như sau:

Hội nghị nhà chung cư bất thường được tổ chức khi nào?

Theo khoản 1 Điều 14 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành  tại Thông tư 02/2016/TT-BXD thì khi có một trong các trường hợp dưới đây sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường:

Thứ nhất, khi bầu thay thế Trưởng ban/Phó ban quản trị do bị bãi miễn, miễn nhiệm hoặc bị mất tích, chết.

Nếu thay thế Phó ban quản trị là đại diện chủ đầu tư, chủ đầu tư sẽ cử người khác đảm nhậnmà khong cần phải tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường.

Thứ hai, khi miễn nhiệm/bãi miễn toàn bộ các thành viên Ban quản trị và bầu Ban quản trị mới.

Thứ ba, khi bầu thay thế thành viên Ban quản trị không phải là Trưởng ban, Phó ban do bị miễn nhiệm, bãi miễn… khi đã lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư nhưng lại không đủ số người đồng ý…

Thứ tư là khi ban quản trị nhà chung cư đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư hoặc thay thế đơn vị quản lý vận hành.

Và thứ năm là các trường hợp khác nếu có đơn đề nghị của trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

Số lượng người tham dự hội nghị nhà chung cư bất thường

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 14 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư thì điều kiện về số lượng người tham dự hội nghị tòa nhà chung cư bất thường như sau:

– Nếu họp hội nghị nhà chung cư để quyết định một trong các vấn đề thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư nêu ở mục 1, phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự;

– Nếu họp hội nghị nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ tại trường hợp thứ năm nêu ở mục 1 thì số lượng tham dự phải đạt tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị nhà chung cư bất thường.

* Điều kiện về số lượng người tham dự hội nghị cụm nhà chung cư bất thường:

– Nếu họp hội nghị cụm nhà chung cư để bầu Trưởng ban hoặc bầu mới toàn bộ Ban quản trị cụm nhà chung cư hoặc quyết định vấn đề thứ 4 (nêu ở mục 1) thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của cụm nhà chung cư tham dự.

– Nếu mỗi một tòa nhà trong cụm có một đơn vị quản lý vận hành riêng và có tòa nhà đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành hay đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ quản lý thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự, đồng thời chỉ tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để quyết định;

– Nếu bầu thay thế Phó ban quản trị/các thành viên Ban quản trị là đại diện của tòa nhà trong cụm nhà chung cư thì theo quy định chỉ tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường của tòa nhà này để bầu thành viên khác thay thế.

Hội nghị của tòa nhà được tổ chức họp để bầu người thay thế khi có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao của tòa nhà đó tham dự

– Nếu tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ hộ tại trường hợp thứ năm nêu ở mục 1, số lượng tham dự tối thiểu là 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị cụm nhà chung cư bất thường.

Trách nhiệm của UBND phường trong tổ chức HNNCC bất thường

Theo khoản 5 Điều 14 Quy chế ban hành kèm Thông tư 02/2016/TT-BXD được bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-BXD thì UBND cấp phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường để quyết định một trong các nội dung thứ nhất, thứ hai và thứ ba nêu ở mục 1 khi có một trong các trường hợp sau đây:

– Ban quản trị nhà chung cư đã tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường nhưng không có đủ số người tham dự theo quy định, đồng thời có văn bản đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư

– Có đơn của tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao đề nghị tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để quyết định một trong các vấn đề thứ nhất, thứ hai và thứ ba nêu ở mục 1 nhưng Ban quản trị nhà chung cư không tổ chức hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bất thường.

– Chủ đầu tư bị giải thể, sáp nhập hoặc phá sản và đã chấm dứt hoạt động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban quản trị hoặc nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường.

Kết quả của hội nghị nhà chung cư bất thường do UBND cấp xã tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như hội nghị nhà chung cư do Ban quản trị nhà chung cư tổ chức.

Trên đây là thông tin giải đáp về hội nghị nhà chung cư bất thường. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ.


Có thể bạn quan tâm

21/09/2022

21/09/2022

21/09/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Khi ở nhà chung cư, người dân vẫn thường nghe nhắc đến hội nghị nhà chung cư, hội nghị nhà chung cư thường niên, bất thường… Vậy hiểu thế nào về hội nghị nhà chung cư bất thường?

Cảm ơn câu hỏi của bạn, HieuLuat