Hợp đồng 6 tháng có thử việc không?

Khi xin việc, nhiều người rất “ngại” thời gian thử việc do quyền lợi bị hạn chế, chẳng hạn, không được hưởng 100% lương, không được nghỉ phép…

Hợp đồng 6 tháng có thử việc không?
Theo Điều 24 Bộ l

Khi xin việc, nhiều người rất “ngại” thời gian thử việc do quyền lợi bị hạn chế, chẳng hạn, không được hưởng 100% lương, không được nghỉ phép…

Hợp đồng 6 tháng có thử việc không?

Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Đáng chú ý, Điều luật này quy định rõ, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Tuy nhiên, thời gian thử việc được giới hạn như sau:

– Chỉ được thử việc một lần đối với một công việc;

– Chỉ được thử việc tối đa 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Chỉ được thử việc tối đa 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

–  Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.



 

Hợp đồng 6 tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động thuộc trường hợp sau đây phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

[…]

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Trường hợp của bạn, ký hợp đồng lao động 06 tháng thì sau khi kết thúc thời gian thử việc, cả bạn và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.

Hiện nay, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như sau:

– Người lao động: Đóng 8% tiền lương.

– Người sử dụng lao động:

+ Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.

+ Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Trên đây là giải đáp hợp đồng 6 tháng có thử việc không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ.

>> Ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ, có sao không?

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS – Đoàn luật sư TP. Hà Nội

https://congtyluattgs.vn/

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

19/09/2022

19/09/2022

19/09/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Khi xin việc, nhiều người rất “ngại” thời gian thử việc do quyền lợi bị hạn chế, chẳng hạn, không được hưởng 100% lương, không được nghỉ phép…

Hợp đồng 6 tháng có thử việc không?
Theo Điều 24 Bộ l