HR là một trong những vị trí vô cùng quan trọng bên cạnh những vị trí khác trong một doanh nghiệp, tổ chức. Thuật ngữ này đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng liệu bạn đã tìm hiểu sâu về ngành này, rằng HR là gì? Vị trí này làm
HR là một trong những vị trí vô cùng quan trọng bên cạnh những vị trí khác trong một doanh nghiệp, tổ chức. Thuật ngữ này đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng liệu bạn đã tìm hiểu sâu về ngành này, rằng HR là gì? Vị trí này làm những công việc gì mà lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
HR là một vị trí vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp
HR là gì?
HR là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Resources, tạm dịch là nguồn nhân lực. Cụ thể, trong một doanh nghiệp đây là bộ phận chịu trách nhiệm về tất cả các công việc liên quan đến nhân sự. Những trách nhiệm này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương và cung cấp các gói phúc lợi cho nhân viên, thực hiện các hình thức kỷ luật, sa thải và chấm dứt việc làm.
Có nên chọn làm HR?
Khi làm việc trong ngành nhân sự, bạn sẽ có cơ hội làm việc với nhiều người có nhiều tính cách khác nhau và định hướng nghề nghiệp khác nhau. Vai trò của một người làm nhân sự là rất cần thiết trong việc lựa chọn và đào tạo nhân viên trong tổ chức nhằm giúp họ phát triển bền vững.
Các đề xuất và chính sách của bạn sẽ được mọi người trong công ty yêu thích khi chúng giúp nhân viên và công ty hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi làm việc trong ngành này, bạn là người đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân sự, tuyển dụng người tài góp phần vào sự phát triển của công ty.
Bên cạnh thuận lợi, thì khó khăn của ngành HR là gì? Khi làm việc trong ngành nhân sự, điều quan trọng là phải cân bằng lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động. Đây là thách thức hàng ngày đối với những người làm trong lĩnh vực này. Để giải quyết vấn đề này hiệu quả thường đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn. Ngoài ra, những thách thức mà người làm HR phải đối mặt khi họ cố gắng tìm kiếm, sàng lọc và tuyển dụng những ứng viên phù hợp là không hề nhỏ.
Các nhà tuyển dụng thường muốn thuê nguồn nhân lực chất lượng một cách nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất, tuy nhiên để có được một người nhân sự chất lượng phải cần có thời gian và chiến lược cụ thể. Vừa áp lực thời gian vừa phải chạy đua với KPI của công ty, đó cũng là một khó khăn lớn phải đối mặt.
6 vị trí việc làm trong ngành HR
Giám đốc nhân sự là chức vụ cao nhất trong ngành nhân sự. Vị trí này chịu trách nhiệm giám sát tất cả các công việc của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Giám sát nhân sự chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng và phát triển các chiến lược để giúp công việc kinh doanh thành công. Thường thì những công ty có quy mô lớn mới có vị trí giám đốc nhân sự.
Đây là vị trí mà bất cứ một người làm nhân sự nào cũng ao ước đạt tới trong sự nghiệp của mình. Để leo lên được vị trí này, chắc hẳn họ phải là một người thật sự bản lĩnh và tài năng.
Giám đốc nhân sự là vị trí cao nhất của ngành HR
Trưởng phòng nhân sự giám sát các hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, chịu trách nhiệm cho quá trình tuyển dụng và tương tác với các giám đốc điều hành cấp cao trong việc ra quyết định. Đây cũng là người đóng vai trò là cầu nối giữa các lãnh đạo doanh nghiệp và cấp dưới của họ.
Vị trí hành chính nhân sự chịu trách nhiệm quản lý và sắp xếp hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ, khi nhân viên nghỉ ốm hoặc thai sản) và chuẩn bị các tài liệu nhân sự. Đội ngũ nhân viên hành chính nhân sự cũng hỗ trợ tổ chức các sự kiện như hội thảo, hội chợ việc làm.
Chuyên gia tuyển dụng chịu trách nhiệm tìm kiếm và phỏng vấn những nhân viên tiềm năng cho các vị trí trong doanh nghiệp, đồng thời giúp kết nối họ với những người đưa ra quyết định tuyển dụng. Bên cạnh đó, còn chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng và đảm bảo rằng chọn được những ứng viên tốt nhất.
Chuyên viên đào tạo và phát triển có nhiệm vụ là lập kế hoạch, phát triển và tổ chức các chương trình đào tạo để giúp nhân viên học hỏi và nâng cao kỹ năng và kiến thức của họ tại nơi làm việc.
Chuyên gia tiền lương và phúc lợi có trách nhiệm đảm bảo nhân viên được trả công một cách công bằng cũng như quyền lợi cho toàn bộ nhân sự. Bên cạnh đó còn quản lý dữ liệu tiền lương và phúc lợi của nhân viên, đồng thời tiến hành đánh giá hiệu suất hàng năm. Và một công việc cực kì quan trong là cập nhật các quy định và luật mới về quyền lợi của người lao động.
5 yếu tố cần có giúp thành công trong ngành HR
Kiến thức chuyên môn là yêu cầu đầu tiên mà bất cứ một ngành nghề nào cũng đòi hỏi. Người có kiến thức chuyên môn sâu cộng thêm sự tự tin và ham học hỏi thì việc thành công và leo lên những vị trí cao hơn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Để có được kiến thức chuyên môn trong ngành HR, không nhất thiết bạn phải là sinh viên tốt nghiệp từ chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực. Bạn hoàn toàn có thể trang bị cho mình những kiến thức ngày thông qua những khóa học ngắn hạn đào tạo về nhân sự. Tuy nhiên nếu có điều kiện và khả năng thì việc xuất phát từ một chuyên ngành về nhân sự trong trường đại học sẽ cho bạn một nền tảng vững chắc hơn.
Không riêng gì HR mà bất kể một ngành nghề nào cũng cần đến kỹ năng giao tiếp. Nó quyết định đến 70% sự thành công trong công việc. Riêng đối với ngành HR thì một số vị trí còn đảm nhiệm vai trò là người kết nối giữa các ứng viên và các cấp lãnh đạo. Vì vậy nên kỹ năng này giúp cho việc truyền đạt thông tin một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Khi gặp những ứng viên tiềm năng và bạn muốn chiêu mộ họ về công ty cho bằng được thì lúc này kỹ năng thuyết phục được phát huy vai trò của nó. Nhờ vào kỹ năng này mà người tuyển dụng có thể làm cho ứng viên cảm thấy tin tưởng về các chế độ phúc lợi và điều kiện làm việc cho công ty.
Ngoài ra, nhờ kỹ năng này người tuyển dụng có thể cắt giảm chi phí cho công ty nhờ vào khả năng thuyết phục ứng viên làm việc với mức lương có lợi cho công ty.
Nếu bạn muốn trở thành một người phỏng vấn giỏi, bạn cần phải hiểu tâm lý của người khác. Điều này sẽ giúp bạn biết mình cần tìm gì và đánh giá đúng khả năng của ứng viên. Nếu có kỹ năng này, bạn có thể dễ dàng tiếp cận những nhân viên giỏi, chia sẻ và giữ họ ở lại công ty để tránh tình trạng “nhảy việc”.
Là người dung hòa giữa lãnh đạo và các ứng viên, nên người làm HR cũng cần khả năng này để hiểu được đối phương đang nghĩ gì, muốn gì thì mình mới có cách để giải quyết cho ôn hòa.
Đối với những công ty lớn, có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể cùng lúc đảm nhận tất cả các công việc trong công ty mà phải phân chia công việc cho nhau. Vì vậy, trong công việc cần có sự hỗ trợ của các bộ phận và các phòng ban khác để hoàn thành công việc.
Là một thành viên trong nhóm, thành công hay thất bại của bạn cũng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của nhóm. Vì vậy, bạn cần phải cố gắng kết hợp ăn ý với các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Trong quá trình làm việc nhóm, không thể không xảy ra xung đột hay bất đồng quan điểm giữa các thành viên. Lúc này, nên hạ cái tôi bản thân xuống, đặt lợi ích chung lên hàng đầu và đưa ra quyết định có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Sự thành công hay thất bại của cá nhân ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của nhóm
Trên đây là toàn bộ tin cung cấp về ngành HR và giải thích cụ thể rằng HR là gì cùng những vị trí việc làm và một số kỹ năng cần có để có thể thành công trong nghề này. Hi vọng mọi người đã đọc và có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích.
Có thể bạn quan tâm
01/11/2022
31/10/2022
31/10/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
HR là một trong những vị trí vô cùng quan trọng bên cạnh những vị trí khác trong một doanh nghiệp, tổ chức. Thuật ngữ này đã quá quen thuộc với chúng ta nhưng liệu bạn đã tìm hiểu sâu về ngành này, rằng HR là gì? Vị trí này làm