Những thống kê gần đây cho thấy rằng huyết áp của những bệnh nhân sau khi khỏi Covid 19 đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Vậy mọi người đã thật sự hiểu rõ huyết áp là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nếu tăng giảm thất thường và làm thế nà
Những thống kê gần đây cho thấy rằng huyết áp của những bệnh nhân sau khi khỏi Covid 19 đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Vậy mọi người đã thật sự hiểu rõ huyết áp là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nếu tăng giảm thất thường và làm thế nào để giữ cho huyết áp ổn định. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Sau dịch Covid mọi người quan tâm về huyết áp nhiều hơn
Huyết áp là gì? Có mấy loại huyết áp?
Huyết áp được định nghĩa là áp lực tác động lên thành động mạch để đẩy máu từ tim đến các mô của cơ thể. Là kết quả của lực co bóp cơ tim và sức cản của thành động mạch. Khi đó sẽ hiển thị 2 chỉ số là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu và được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg).
Huyết áp tâm thu là chỉ số cao nhất trong một kết quả đo huyết áp, là áp lực do máu tác động lên các động mạch khi tim co bóp, thường dao động từ 90 mmHg đến 140 mmHg.
Huyết áp tâm trương là huyết áp thấp nhất trong thời gian giữa các lần co bóp của tim. Là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim nghỉ ngơi, thường dao động từ từ 50 đến 90 mmHg.
Huyết áp giảm khi máu lưu thông trong các động mạch nhỏ và tiểu động mạch, và giảm nhanh chóng khi đi qua các mao mạch cũng như đạt mức nhỏ nhất trong hệ thống tĩnh mạch.
Nếu phân theo loại bệnh thì có 3 loại sau:
Huyết áp cao
Huyết áp thấp
Huyết áp bình thường
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến huyết áp?
Lượng máu do tim bơm ra: Lượng máu tim do bơm ra tăng thì huyết áp tăng, ngược lại lượng máu bơm giảm thì huyết áp giảm.
Sức cản mạch máu ngoại vi: Xơ vữa động mạch khiến mạch máu bị thu hẹp, máu khó lưu thông. Điều này dẫn đến sự gia tăng sức đề kháng đối với lưu lượng máu. Áp lực trong mạch tăng lên sẽ khiến huyết áp tăng theo.
Khối lượng máu lưu thông trong cơ thể: Tổng lượng máu di chuyển trong cơ thể tăng sẽ khiến tim đập ngày càng nhanh, có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Độ nhớt của máu: Độ nhớt của máu là thước đo độ dày của máu. Chỉ số này bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các yếu tố tạo máu và protein huyết tương. Độ nhớt của máu có tác động đáng kể đến huyết áp và lưu lượng máu.
Độ đàn hồi của thành mạch: Tính đàn hồi của mạch máu là khả năng mạch máu lấy lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo căng hoặc nén. Nếu thành động mạch cứng lại và độ đàn hồi của nó giảm, thì sức cản trở dòng chảy của máu sẽ tăng lên. Cả huyết áp và nhịp tim sẽ tăng cùng một lúc.
Các bệnh lý của cơ thể: một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến huyết áp như bệnh tiểu đường, viêm dạ dày, viêm tuyến giáp, suy dinh dưỡng, thiếu máu,…
Sự kết hợp của rượu và chất kích thích có thể gây rủi ro.
Thực phẩm giàu chất béo động vật
Chế độ ăn nhiều muối
Hút thuốc và hít khói thuốc
Bị stress
Ăn uống không đầy đủ, không đều độ, thiếu chất
Bị dị ứng
Do thời tiết nóng
Bị tác dụng phụ của thuốc
Huyết áp bình thường, huyết áp thấp, huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Điều này có nghĩa là không có dấu hiệu của bệnh huyết áp nguy hiểm.
Nếu huyết áp tâm thu của bạn lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì bạn đã bị cao huyết áp.
Ngoài ra, tiền cao huyết áp là tình trạng huyết áp đo được giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao. Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120-139 mmHg và huyết áp tâm trương là từ 80-89 mmHg.
Huyết áp thấp là khi huyết áp của bạn thấp hơn bình thường. Nó thường được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu của bạn dưới 90mmHg hoặc thấp hơn 25 mmHg so với bình thường.
Dựa vào 2 chỉ số huyết áp tâm trương và tâm thu để biết huyết áp cao hay thấp
Đối với người bình thường, các chỉ số huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Theo nghiên cứu, huyết áp có xu hướng giảm thấp nhất vào đầu giờ sáng, khi mọi người có xu hướng ngủ say nhất. Nó đạt điểm cao nhất vào buổi sáng, khoảng 8-10 giờ sáng. Khi hoạt động thể chất gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc cảm xúc mạnh có thể khiến huyết áp tăng, điều quan trọng là phải nhận thức được những tình huống này và thực hiện các bước để giảm huyết áp nếu cần thiết.
5 bí quyết luôn giữ ổn định huyết áp
Chế độ ăn kiêng có thể có tác động trực tiếp đến cân nặng của bạn, từ đó có thể tác động đến huyết áp của bạn. Vì thế nên một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, carbohydrate, và hạn chế chất béo, dầu mỡ và muối. Chọn thực phẩm giàu canxi, kali hoặc vitamin A, C và D để giúp giữ huyết áp ở mức bình thường. Ngoài ra việc duy trì chế độ ăn đều đặn, đúng giờ giấc cũng giúp cho huyết áp ổn định.
Vận động cơ thể luôn luôn được khuyên thực hiện một cách đều đặn để bảo vệ sức khỏe. Song song đó, nó cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp và ổn định cân nặng. Dành 30 – 40 phút tập luyện các môn thể thao có lợi cho sức khỏe mỗi ngày sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu này. Một số môn thể thao như yoga, bơi, chạy bộ, đạp xe,…rất tốt cho việc giúp ổn định huyết áp. Nên nếu có thời gian hãy tập luyện thật chăm chỉ.
Tập thể dục đều đặn rất tốt cho việc ổn định huyết áp
Uống nhiều rượu bia dẫn đến co mạch do thay đổi liên kết ion canxi trong động mạch, gây tăng nhạy cảm với chất co mạch nội sinh, co mạch cũng làm tăng huyết áp. Vì vậy nên hãy tiết chế lượng rượu bia để đảm bảo huyết áp luôn được ổn định.
Nếu một ly rượu tương đương với 335 ml bia (01 lon) hoặc 148 ml rượu vang hoặc 44 ml rượu mạnh ở 40 độ, thì lượng rượu được khuyến nghị tối đa có lợi cho sức khỏe là:
2 ly mỗi ngày đối với nam dưới 65 tuổi
1 ly mỗi ngày đối với nam trên 65
1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi
Huyết áp cao còn do hút thuốc lá vì trong thuốc lá có chất nicotin. Nicotine là một chất gây nghiện làm tăng sản xuất adrenaline làm cho tim đập nhanh hơn, có thể dẫn đến huyết áp cao. Hút thuốc có thể thú vị trong thời gian ngắn, nhưng việc tiếp tục hút thuốc mà không dừng lại luôn có rủi ro.
Việc hít khói của thuốc cũng vậy. Nó làm giảm hiệu quả điều trị tăng huyết áp, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác. Tình trạng này xảy ra là do hút thuốc lá có chất cản trở khả năng sản xuất enzym của gan, từ đó làm hạn chế tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
Nếu có thời gian rảnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám định kỳ và theo dõi chặt chẽ hơn. Ở phòng khám cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị giúp thuận tiện cho việc chẩn đoán. Nếu quá bận thì hãy trang bị máy đo huyết áp để đo huyết áp tại nhà khi cần thiết. Đó là một cách tốt để theo dõi huyết áp của bạn và có biện pháp xử lý nhanh chóng nếu nó bắt đầu tăng hoặc giảm.
Khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi huyết áp tốt nhất
Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời cho những thắc mắc về huyết áp là gì, ngoài ra bài viết cũng cung cấp một số nguyên do và các cách để giữ ổn định sức khỏe của bạn. Hi vọng bạn sẽ thấy bổ ích với những thông tin này và nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.
Có thể bạn quan tâm
29/10/2022
28/10/2022
28/10/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Những thống kê gần đây cho thấy rằng huyết áp của những bệnh nhân sau khi khỏi Covid 19 đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Vậy mọi người đã thật sự hiểu rõ huyết áp là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nếu tăng giảm thất thường và làm thế nà