Kết hôn cận huyết thống là gì?

Kết hôn cận huyết thống không chỉ bị cấm ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết hôn cận huyết thống là gì?

Kết hôn cận huyết thống là gì?
Kết hôn cận huy

Kết hôn cận huyết thống không chỉ bị cấm ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết hôn cận huyết thống là gì?

Kết hôn cận huyết thống là gì?

Kết hôn cận huyết thông được hiểu đơn giản là việc kết hôn giữa hai người cận huyết thống với nhau. Về mặt pháp luật, hiện nay không có văn bản nào quy định cụ thể cận huyết thống là gì. 

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Luật này cũng giải thích, những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau:

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như vậy, kết hôn cận huyết thống được hiểu là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau.

Hiện nay, dù xã hội đã hiện đại hơn nhiều nhưng tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại, nhất là tại vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn, do trình độ nhận thức, hiểu biết và trình độ dân trí của người dân còn thấp. Bởi vậy, họ chưa nhận thức được những hệ quả khôn lường của việc kết hôn cùng huyết thống.

Nguyên nhân thứ hai có thể đến là từ những tập tục lạc hậu của người dân, đặc biệt là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trong khi đó, nhiều người cho rằng những người cùng họ hàng lấy nhau thì gần gũi nhau hơn, thương yêu nhau hơn và của cải, ruộng đất  không bị phân chia cho họ hàng người khác

Ở những nơi có điều kiện giao thông khó khăn, nên trai gái trong buôn làng có xu hướng kết hôn với chính người thân.



 

Hậu quả của sinh con cận huyết là gì?

Tại Việt Nam, hôn nhân cận huyết là hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất nằm ở vấn đề y học.

Khi bố mẹ có hôn nhân cận huyết và mang thai, ngay ở giai đoạn bào thai, thai nhi có thể đã phát triển bất thường. Hậu quả là sinh non, phù nhau thai hoặc thai chết lưu…

Theo y học, mỗi người đều có những gene lặn về bệnh di truyền, anh em ruột có thể cũng mang theo gene lặn đó, tuy nhiên, chưa chắc đã biểu hiện kiểu hình. Nếu 2 người cùng mang gene lặn bất thường của bệnh, kết hôn và sinh con, đứa trẻ sẽ có xác suất 25% mắc bệnh mức độ nặng, phải điều trị suốt đời. 

Nghiêm trọng nhất đối với trường hợp sinh con cận huyết có thể kể đến bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia. Nhiều trẻ em mắc bệnh này thường có đời sống rất ngắn ngủi hoặc phải thường xuyên truyền máu để điều trị. Điều đáng ngại là có trẻ phát hiện bệnh ngay sau khi sinh, nhưng cũng có trẻ biểu hiện khi 1-2 tuổi hoặc chỉ đến khi xét nghiệm gene mới biết.

Ngoài ra, các bệnh dễ mắc phải khi bố mẹ cận huyết như mù màu, bạch tạng, rối loạn chuyển hóa, thiếu men G6PD… 

Như vậy, pháp luật cấm kết hôn cận huyết là nhằm bảo vệ chất lượng nòi giống.

Trên đây là giải đáp kết hôn cận huyết thống là gì? Nếu còn thắc mắc. bạn vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

30/08/2022

29/08/2022

29/08/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Kết hôn cận huyết thống không chỉ bị cấm ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết hôn cận huyết thống là gì?

Kết hôn cận huyết thống là gì?
Kết hôn cận huy