Khám chữa bệnh vượt tuyến trung ương có được hưởng BHYT?

Đối với người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến trung ương sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) rất thấp, thậm chí không được hưởng.

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến trung ương được gì?

Đối với người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến trung ương sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) rất thấp, thậm chí không được hưởng.

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến trung ương được gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, đối với trrường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này (mức hưởng đúng tuyến) theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn/đặc biệt khó khăn; sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến)

– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm bác sỹ yêu cầu nhập viện điều trị nội trú thì bạn được hưởng 40% của mức hưởng đúng tuyến chi phí điều trị nội trú.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, dù nằm điều trị nội trú tuyến trung ương bạn cũng không được BHYT chi trả nếu thuộc các trường hợp tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi 2014 như sau::

– Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

– Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

– Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

– Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

– Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

– Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Đang nằm viện mà BHYT hết hạn có được hưởng tiếp quyền lợi?

Khoản 9 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ, nếu người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho người bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, trong trường hợp bạn đang điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương nhưng thẻ BHYT của bạn lại hết hạn sử dụng thì bạn vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa chỉ 15 ngày. 

Nếu bạn tiếp tục gia hạn được thẻ thì thẻ vẫn tiếp tục nhận được quyền lợi BHYT, nếu không gia hạn thì bạn phải tự thanh toán các chi phí điều trị.

>> Bảo hiểm y tế như thế nào là hết hạn? Tra cứu thế nào?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

21/06/2022

21/06/2022

21/06/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Đối với người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến trung ương sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) rất thấp, thậm chí không được hưởng.

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tuyến trung ương được gì?