Khi nào người lao động được nghỉ bù? Nghỉ bù có lương không?

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật quy định rõ chế độ nghỉ bù cho người lao động khi họ phải tham gia làm việc vào ngày nghỉ, lễ, Tết, làm ngoài giờ.

Khi nào người lao động được nghỉ bù?

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật quy định rõ chế độ nghỉ bù cho người lao động khi họ phải tham gia làm việc vào ngày nghỉ, lễ, Tết, làm ngoài giờ.

Khi nào người lao động được nghỉ bù?

Về chế độ nghỉ hằng tuần của người lao động, Bộ luật Lao động 2019 quy định tại Điều 111 như sau:

Người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần.

Nếu trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Bên cạnh đó người sử dụng lao động có quyền sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, người lao động được nghỉ bù sau khi làm thêm giờ và nghỉ bù nếu nghỉ nghỉ trùng với ngày nghỉ lễ, Tết.



Người lao động được sắp xếp nghỉ bù sau khi làm thêm giờ. Ảnh minh họa.


Quy định nghỉ bù sau khi làm thêm giờ

Căn cứ khoản 1 Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2019:

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Cũng tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần.

Như vậy, để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khoẻ để làm việc, Bộ luật Lao động đã quy định về thời gian nghỉ ngơi của người lao động, bắt buộc phải đảm bảo ít nhất được nghỉ 24 giờ liên tục.

Phụ thuộc vào thời gian làm thêm giờ của người lao động, người sử dụng lao động sẽ bố trí thời gian nghỉ bù phù hợp và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ: Nếu bạn làm thêm 04 giờ thì sẽ được tính 04 giờ nghỉ bù; tương tự nếu bạn đi làm vào ngày nghỉ cuối tuần, bạn được tính một ngày nghỉ bù trong tuần. Thời gian nghỉ bù phù hợp với sự sắp xếp công việc giữa bạn và công ty.

Quy định nghỉ bù nếu đi làm ngày lễ

Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết như Tết Dương lịch, giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày 30/4…, người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.

Ví dụ: Ngày Tết Dương lịch rơi vào ngày chủ nhật thì người lao động được nghỉ thêm một ngày kế tiếp đó là ngày thứ 2.

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ Tết, sẽ được hưởng 300% lương chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ tết đó (theo điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019).

Tùy theo quy chế doanh nghiệp hoặc hợp đồng lao động, nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù của ngày lễ tết đó, sẽ được tính theo lương của ngày nghỉ hằng tuần…

Nghỉ bù có được trả lương không?

Pháp luật lao động không có quy định về việc trả lương cho những ngày nghỉ bù sẽ được trả lương.

Thực tế thì ngày nghỉ bù là ngày nghỉ không hưởng lương.

Nếu bạn đi làm vào cuối tuần thì bạn có thể được sắp xếp nghỉ bù vào một ngày khác trong tuần. Thông thường, ngày nghỉ cuối tuần cũng là những ngày nghỉ không được hưởng lương, vì vậy, việc bạn nghỉ bù vào một ngày nào đó trong tuần cũng sẽ không được hưởng lương cho ngày nghỉ đó.

Tuy nhiên, nếu người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù ngày lễ, lương sẽ được tính theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể, bằng ít nhất 200% mức tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Cũng tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động thì:

Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Chế độ nghỉ bù đặc thù đối với cán bộ, công viên chức

Căn cứ điểm c Khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định chế độ với người lao động tham gia thường trực:

c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

– Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

– Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.




Bên cạnh đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động và người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, nếu bạn trực vào ngày thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần sẽ được nghỉ bù 1 ngày. Mặt khác, nếu bệnh viện huy động bạn làm việc vào ngày nghỉ bù thì phải được sự đồng ý của bạn, đồng thời trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy định nghỉ bù. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Người lao động được nghỉ phép năm mấy ngày? Cách tính phép thâm niên?



Có thể bạn quan tâm

22/11/2021

22/11/2021

22/11/2021

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật quy định rõ chế độ nghỉ bù cho người lao động khi họ phải tham gia làm việc vào ngày nghỉ, lễ, Tết, làm ngoài giờ.

Khi nào người lao động được nghỉ bù?