Không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bị phạt thế nào?
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là công cụ không thể thiếu đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bởi vì có giấy chứng nhận này thì doanh nghiệp đó mới khẳng định được sự uy tín của mình đồng thời tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn chưa coi trọng và còn lơ là về vấn đề này để đến khi cơ quan chức năng can thiệp và phạt nặng thì lúc đó mới thấy mình quá chủ quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn hãy tìm hiểu xem nếu không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bị phạt thế nào nhé!
1. Mức phạt đối với trường hợp không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Theo điều 23 của NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM thì nếu không có giấy chứng nhận VSANTTP sẽ bị xử phạt như sau:
Xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý.
2. Mức phạt đối với trường hợp không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Ngoài ra, tại điều 23 cũng quy định rõ mức phạt đối với trường hợp sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đã hết thời hạn hoặc sửa chữa, làm giả mạo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, mức phạt được quy định như sau:
Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn với các mức sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Có thể thấy rằng mức phạt tùy vào từng trường hợp khác nhau, có mức phạt nhẹ có mức phạt lại rất nặng, vì thế tốt nhất là nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thì hãy xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ngay từ đầu và để ý khi nào giấy hết hạn thì đăng kí lại. Tránh trường hợp để bị phạt vừa tốn tiền lại mất uy tín cho cơ sở sản xuất của mình.
Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về cách thức xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật của chúng tôi. Với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Luật, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng có được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để yên tâm sản xuất kinh doanh, không lo chính quyền hỏi đến