Những vấn đề xoay quanh Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân không khi nào “hạ nhiệt” vì đây là loại giấy tờ tùy thân liên quan đến nhiều thủ tục, giao dịch.
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân, đú
Những vấn đề xoay quanh Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân không khi nào “hạ nhiệt” vì đây là loại giấy tờ tùy thân liên quan đến nhiều thủ tục, giao dịch.
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân, đúng không?
Chào bạn, căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014:
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Điều đó có nghĩa chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định và chỉ cần đổi sang thẻ căn cước công dân khi công dân có nhu cầu.
Như vậy, chứng minh nhân dân còn hạn thì bạn vẫn có thể dùng thực hiện các thủ tục, giao dịch bình thường không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân khi bạn chưa yêu cầu đổi.
Căn cứ điều 2 Nghị định 05/1999 của Chỉnh phủ, được sửa đổi, bổ sung năm 2007, và năm 2013 thì thời hạn giá trị của chứng minh nhân dân là 15 năm kể từ ngày cấp.
Không băt buộc đổi sang CCCD nếu CMND còn hạn. (Ảnh minh họa)
Không đổi sang CCCD khi CMND hết hạn có bị phạt?
Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa thông tin như sau:
Trước đây, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
Tuy nhiên, hiện nay mức phạt này đã được thay đổi bởi Nghị định 144/2021/NĐ-CP, với hành vi:
– Không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại CCCD (quy định cũ là không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại CMND) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng
Như vậy, nếu bạn không đổi Căn cước khi Chứng minh nhân dân hết hạn đồng nghĩa với việc không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi CMND và bạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 – 500 nghìn đồng.
Thời hạn sử dụng căn cước công dân là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014 về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân thì:
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi và thời hạn sử dụng căn cứ vào ngày tháng năm sinh của chủ thẻ thẻ đến mốc ngày, tháng, năm sinh mà người đó đủ các độ tuổi phải đổi CCCD.
Trong trường hợp của bạn, ngày tháng năm sinh cụ thể là 25/12/1985, như vậy, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ Căn cước của bạn sẽ đến mốc tròn 40 tuổi, tức là ngày 25/12/2025. Như vậy, đến hết 25/12/2025, CCCD của bạn đang sử dụng sẽ hết hạn và bạn buộc phải đổi CCCD.
Bên cạnh đó, Luật Căn cước công dân 2014 cũng quy định nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định (vào các năm tròn 25, 40, 60 tuổi) vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Cách tính thời hạn căn cứ ngày tháng năm sinh để tính tuổi.
Ví dụ, người làm thẻ Căn cước có ngày sinh là 01/02/1998. Trong khoảng thời gian từ 01/01/2022 (mốc 25 tuổi) đến 01/01/2023 (mốc tròn 25 tuổi) nếu đi đổi sang CCCD gắn chip thì được sử dụng thẻ CCCD đến năm 40 tuổi mới phải đổi mới, không cần làm thẻ ở mốc 25 tuổi nữa.
Cũng theo quy định luật căn cước hiện hành, khi người dân đủ 60 tuổi sẽ được cấp CCCD lần cuối.Có nghĩa sẽ sử dụng CCCD đổi ở mốc 60 tuổi cho đến khi mất, chỉ làm lại Căn cước khi bị mất, hư hỏng.
Phải đổi thẻ CCCD ở 03 mốc tuổi theo quy định. (Ảnh minh họa)
Làm Căn cước công dân ở nơi tạm trú cần giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA:
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA, khi đi làm Căn cước công dân, công dân phải mang theo những giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ
– Sổ hộ khẩu (khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân hoàn thiện người dân không cần mang theo Sổ hộ khẩu);
– Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về các thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Tuy nhiên hiện nay, khi cở sở dữ liệu quốc gia đã hoàn thiện thì ở nhiều địa phương người dân tạm trú đi làm Căn cước chỉ cần mang theo CMND hoặc thẻ Căn cước cũ mà không cần đem sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Muốn biết bạn đã có thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia chưa, bạn có thể đăng ký tài khoản tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia để tra cứu.
Những trường hợp nào phải đổi sang CCCD gắn chip?
Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân nếu đang dùng thẻ CMND, CCCD mã vạch phải đi làm CCCD gắn chip mà thuộc 01 trong các trường hợp:
– Công dân dùng thẻ CCCD mã vạch đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc CMND hết hạn sử dụng
– CMND, thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được
– Có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng
– Khi xác định lại giới tính, quê quán
– Có sai sót về thông tin trên thẻ
– Công dân mất thẻ Căn cước công dân; CMND;
– Đang dùng CMND và có thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định
Như vậy, nếu không thuộc 1 trong các trường hợp trên, vẫn có thể tiếp tục sử dụng CMND/CCCD mã vạch cũ cho đi khi hết thời hạn. Tuy nhiên, nếu không thuộc các trường hợp trên mà người dân có nguyện vọng vẫn có thể yêu cầu đổi sang CCCD gắn chip?
Từ số Căn cước công dân có thể biết được những thông tin gì?
Theo Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA, số thẻ căn cước công dân sẽ thể hiện các thông tin:
– 03 số đầu: chỉ mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đăng ký khai sinh của công dân.
– Số thứ tư: chỉ thế kỷ sinh và giới tính, là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra, áp dụng như sau:
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 – hết năm 1999): Nam 0, nữ 1.
Thế kỷ 21 (từ năm 2000 – hết năm 2099): Nam 2, nữ 3.
– Hai số thứ năm, thứ sáu là 2 số cuối của năm sinh
– Sáu số còn lại là số ngẫu nhiên.
Như vậy, thông qua số Căn cước biết được các thông tin về nơi sinh, năm sinh và giới tính là đúng.
Vừa rồi là những thông tin liên quan đến vấn đề không đổi sang CCCD khi CMND hết hạn có bị phạt?. Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline luatphap.vn để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.
>> Căn cước công dân gắn chip có những tác dụng gì?
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
10/12/2021
10/12/2021
10/12/2021
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Những vấn đề xoay quanh Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân không khi nào “hạ nhiệt” vì đây là loại giấy tờ tùy thân liên quan đến nhiều thủ tục, giao dịch.
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân, đú