Không tăng lương cho NLĐ vì mức lương cơ sở 2022 giữ nguyên, có đúng không?

Tiền lương luôn là vấn đề được người lao động quan tâm. Năm 2022, mức lương cơ sở chưa được điều chỉnh tăng thêm, có phải doanh nghiệp cũng không phải tăng lương cho người lao động dù đã thỏa thuận trước đó không?

Tiền lương luôn là vấn đề được người lao động quan tâm. Năm 2022, mức lương cơ sở chưa được điều chỉnh tăng thêm, có phải doanh nghiệp cũng không phải tăng lương cho người lao động dù đã thỏa thuận trước đó không?

Mức lương cơ sở năm 2022 của cán bộ, công chức là bao nhiêu?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15:

Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Từ 01/7/2022, cán bộ, công chức, viên chức vẫn hưởng lương dựa vào mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp như hiện tại.

Lương cán bộ, công chức, viên chức = Hệ số x Mức lương cơ sở + các khoản phụ cấp – các khoản đóng BHXH, khác (nếu có)

Như vậy, có thể thấy năm 2022, mức lương cở sở đối với cán bộ, công chức không được điều chỉnh tăng và vẫn áp dụng ở mức 1.490.000 đồng/tháng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Mức lương này dùng làm căn cứ:

– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định.

– Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.

– Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.



Mức lương cơ sở năm 2022 vẫn giữ ở mức cũ. (Ảnh minh họa)


Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 thế nào?

Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp vẫn áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.430.000 đồng/tháng

doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

3.070.000 đồng/tháng

Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu được ban hành tại Phụ lục (kèm theo Nghị định 90/2019)

Vùng I gồm các thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có nền kinh tế phát triển

Vùng II gồm các huyện, các tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế tương đối phát triển

Vùng III gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá nhưng thấp hơn so với vùng II

Vùng IV gồm các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển hoặc khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Công ty không tăng lương như thỏa thuận, có bị phạt?

Chào bạn, Căn cứ điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019:

“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Và Điều 90:

“1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Có thể thấy, tiền lương là số tiền người sử dụng lao động thỏa thuận trả cho người lao động để thực hiện công việc, gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương cũng như các khoản bổ sung khác.

Như vậy, nếu đã có thỏa thuận về việc tăng lương định kỳ hằng năm tại hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc tăng lương cho người lao động…khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh-sản xuất tốt, người lao động hoàn thành nhiệm vụ… trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp công ty không trả đủ lương cho người lao động như thỏa thuận sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Căn cứ khoản 2 điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP,

“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật;…

– Từ 5 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động.

– Từ 10 – 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.

– Từ 20 – 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.

– Từ 30 – 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.

– Từ 40 – 50 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Cũng theo khoản 1 Điều 5 Nghị định này mức phạt nêu trên áp dụng với trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân; nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tiền gấp đôi.

Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề công ty không tăng lương cho người lao động khi mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng vẫn giữ nguyên. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  luatphap.vn để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

17/12/2021

16/12/2021

16/12/2021

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Tiền lương luôn là vấn đề được người lao động quan tâm. Năm 2022, mức lương cơ sở chưa được điều chỉnh tăng thêm, có phải doanh nghiệp cũng không phải tăng lương cho người lao động dù đã thỏa thuận trước đó không?