Ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ, có sao không?

Không ít trường hợp người lao động đã ký hợp đồng thử việc nhưng lại không muốn tiếp tục công việc ở doanh nghiệp đó nữa. Vậy việc ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ có sao không?

Chào bạn, HieuLuat xin đ

Không ít trường hợp người lao động đã ký hợp đồng thử việc nhưng lại không muốn tiếp tục công việc ở doanh nghiệp đó nữa. Vậy việc ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ có sao không?

Chào bạn, HieuLuat xin được thông tin về vấn đề của bạn như sau:

Ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ có sao không?

Chào bạn, theo nội dung quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 thì sau khi kết thúc thử việc nếu người lao động được đánh giá là thử việc không đạt thì hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có thêm nội dung thử việc đã ký sẽ bị chấm dứt.

Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng chấm dứt hợp đồng theo các này. Nhiều người lao động trong thời gian thử việc nhận thấy bản thân không phù hợp với công việc, môi trường làm việc hay văn hóa doanh nghiệp mà muốn xin nghỉ việc.

Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động đã nêu rõ:

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, nếu bạn đang trong thời gian thử việc, hoàn toàn có quyền tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Ngoài ra, bạn cũng không phải bồi thường nếu gây thiệt hại do việc tự ý chấm dứt thử việc gây ra cho doanh nghiệp.

Thủ tục nghỉ việc khi đang thử việc thế nào?

Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019 thì thời gian thử việc được xác định căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc và chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và phải bảo đảm các về mặt thời gian theo quy định như sau:

Thời gian thử việc

Loại công việc

Tối đa 180 ngày

Công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

Tối đa 60 ngày

Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên

Tối đa 30 ngày

Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ

Tối đa 06 ngày

Các công việc khác.

Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo kết quả quá trình thử việc cho người lao động. Nếu trường hợp NLĐ hoàn thành quá trình thử việc đúng yêu cầu, cần phải ký kết hợp đồng lao động mới được tiếp tục sử dụng lao động. 

Khoản 2 Điều 29 cũng nêu rõ trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước, cũng không phải bồi thường nếu thử việc không đạt kết quả như mong muốn. 

Như vậy, người lao động không cần thiết phải thực hiện thủ tục nghỉ việc khi đang thử việc. Nếu có cũng chỉ được hiện một cách đơn gian.

Thực tế nhiều trường hợp, người lao động đang trong thời gian thử việc nếu muốn nghỉ chỉ cần báo trước chứ không nhất thiết phải viết đơn xin nghỉ. Tuy nhiên, nhiều người lại muốn viết đơn tăng tính lịch sự và chuyên nghiệp. Việc viết đơn xin nghỉ cũng giúp người lao động tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, thêm cơ hội hợp tác trong tương lai (nếu có).

Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động cũng cần lưu ý, mặc dù cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần phải báo trước hay bồi thường bất kỳ chi phí nào nhưng cho dù thời gian thử việc có là bao nhiêu ngày, người sử dụng lao động cũng phải có nghĩa vụ phải trả lương cho người lao động.

Về mẫu đơn, bạn có thể tham khảo mẫu chúng tôi đưa dưới đây:

Đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC


Kính gửi : ……………………………………………………..

                  ……………………………………………………..

Tên tôi là:………………………………………………………………………..

Chức vụ:………………………………………….. Bộ phận: ………………

Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được thôi việc kể t….

tháng ….. năm ……

Lý do:…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

Tôi đã bàn giao công việc cho:……………….Bộ phận : ………………..

Các công việc được bàn giao:

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trưởng bộ phận                                                                       Người làm đơn

HieuLuat vừa thông tin về vấn đề ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

15/09/2022

14/09/2022

14/09/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Không ít trường hợp người lao động đã ký hợp đồng thử việc nhưng lại không muốn tiếp tục công việc ở doanh nghiệp đó nữa. Vậy việc ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ có sao không?

Chào bạn, HieuLuat xin đ