Làm Căn cước đã lâu nhưng chưa được trả, có nên đi làm lại?

Từ khi Bộ Công an tiến hành cấp Căn cước công dân gắn chip, nhiều người đã “hăm hở” đi làm ngay. Thế nhưng, sau 7,8 tháng, thẻ vẫn “bặt vô âm tín”.  Trong khi đó, những người mới làm hầu hết đã nhận được. Vậy, có nên chờ thẻ tiếp hay đi là

Từ khi Bộ Công an tiến hành cấp Căn cước công dân gắn chip, nhiều người đã “hăm hở” đi làm ngay. Thế nhưng, sau 7,8 tháng, thẻ vẫn “bặt vô âm tín”.  Trong khi đó, những người mới làm hầu hết đã nhận được. Vậy, có nên chờ thẻ tiếp hay đi làm thẻ mới?

Đã lâu chưa nhận được CCCD gắn chip, có nên đi làm lại?

Điều 23 Luật Căn cước công dân quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Hiện nay, nhiều địa phương như Hà Nội thông báo những người đã làm Căn cước công dân gắn chip năm 2021 nhưng chưa nhận được thẻ cần đi làm lại thẻ. Chẳng hạn thông báo sau:

Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội, cho biết “không có chuyện thất lạc hay mất dữ liệu”. Những người được công an khu vực đề nghị khai báo lại là do sai tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh. “Thậm chí một dấu chấm, dấu phẩy hay sai “L” với “N” hệ thống cũng không nhận nên cảnh sát phải mời công dân ra để xác minh lại”.

Theo ông, một khó khăn nữa là hiện nay nhiều người liên tục thay đổi nơi cư trú, tạm trú. Ví dụ, thời điểm làm căn cước họ tạm trú ở một nơi, thường trú ở một nơi nhưng khi dữ liệu nhập lên hệ thống thì đã chuyển nơi khác. Vì thế, hệ thống sẽ không nhận dữ liệu khi thông tin không khớp.

Đã cao tuổi có cần đổi lại Căn cước công dân gắn chip?

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngày cấp Căn cước công dân nằm ở đâu trên thẻ?

– Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng/Personal identification; Ngày, tháng, năm/Date, month, year; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.

– Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân.

– Dòng MRZ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Căn cước công dân gắn chip như việc nên đi làm lại CCCD hay đợi thẻ? Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài  luatphap.vn để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

17/12/2021

17/12/2021

17/12/2021

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Từ khi Bộ Công an tiến hành cấp Căn cước công dân gắn chip, nhiều người đã “hăm hở” đi làm ngay. Thế nhưng, sau 7,8 tháng, thẻ vẫn “bặt vô âm tín”.  Trong khi đó, những người mới làm hầu hết đã nhận được. Vậy, có nên chờ thẻ tiếp hay đi là