Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường bị xử lý như thế nào?

Ở các thành phố lớn, hình ảnh người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường không phải là điều gì quá xa lạ. Việc xử lý tình trạng này đã từng rầm rộ trong một thời gian dài, rồi sau đó “đâu lại trở về đó”.

Ở các thành phố lớn, hình ảnh người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường không phải là điều gì quá xa lạ. Việc xử lý tình trạng này đã từng rầm rộ trong một thời gian dài, rồi sau đó “đâu lại trở về đó”.

Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rõ lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Không được họp chợ, mua, bán hàng hóa trên vỉa hè, lòng đường; không tụ tập đông người trái phép, phơi thóc, lúa, rơm rạ hay thả rông súc vật trên lòng đường, vỉa hè. Đặc biệt, không đặt biển quảng cáo; lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông… Và các hành vi khác như đổ rác, xây bục, để xe… trên vỉa hè lòng đường làm cản trở giao thông đều bị cấm.



Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường bị xử phạt như thế nào?

Tùy vào từng hành vi, mục đích lấn chiếm cụ thể mà pháp luật quy định các mức xử phạt khác nhau.

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 100.000 đến 400.000 khi có các hành vi: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Phạt tiền từ 300.000 đến 800.000 đối với các hành vi sau: Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông; Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa, để vật liệu xây dựng, họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định.

Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 khi sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe; Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đến 6.000.000 khi: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, xây, đặt bục bệ, làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05m2 làm nơi trông, giữ xe; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

Phạt tiền từ 4.000.000 đến 12.000.000 khi đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ; Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ; Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác; Dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt; Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05m2 đến dưới 10m2 làm nơi trông, giữ xe; Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Phạt tiền từ 6.000.000 đến 16.000.000 khi thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

Phạt tiền từ 10.000.000 đến 30.000.000 khi có hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe; Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Phạt tiền từ 15.000.000 đến 40.000.000 đối với hành vi xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

Ngoài các mức phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn có thể chịu các hình phạt bổ sung như: khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ, khôi phục lại tình trạng ban đầu…

Có thể bạn quan tâm

07/05/2018

07/05/2018

04/05/2018

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Ở các thành phố lớn, hình ảnh người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường không phải là điều gì quá xa lạ. Việc xử lý tình trạng này đã từng rầm rộ trong một thời gian dài, rồi sau đó “đâu lại trở về đó”.