Loại lâm sản nào được khai thác trong rừng phòng hộ?

Những loại lâm sản được khai thác trong rừng phòng hộ là những loại nào? Ai là người được hưởng lợi ích từ việc khai thác những lâm sản trong rừng phòng hộ đó? Việc bảo vệ rừng phòng hộ là bảo vệ những yếu tố nào?… Đây là

Những loại lâm sản được khai thác trong rừng phòng hộ là những loại nào? Ai là người được hưởng lợi ích từ việc khai thác những lâm sản trong rừng phòng hộ đó? Việc bảo vệ rừng phòng hộ là bảo vệ những yếu tố nào?… Đây là những vấn đề cần phải phổ biến rộng rãi để đạt hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ rừng.

Câu hỏi: Chào Luật sư, gần chỗ tôi ở có diện tích lớn rừng phòng hộ. Trong thời gian gần đây, tôi thấy có một nhóm người đang thực hiện khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ. Tôi muốn Luật sư giải đáp cho tôi được biết những loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ? Và theo quy định pháp luật hiện hành thì việc bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ là bảo vệ những yếu tố cụ thể nào?

Chào bạn, xoay quanh vấn đề loại lâm sản được khai thác trong rừng phòng hộ, bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Loại lâm sản được khai thác trong rừng phòng hộ là loại nào?

Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ được thực hiện theo quy định pháp luật về lâm nghiệp. Các loại lâm sản được khai thác trong rừng phòng hộ được quy định tại Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, cụ thể gồm:

Loại lâm sản

Đối tượng khai thác

Điều kiện khai thác

Phương thức khai thác

Gỗ rừng tự nhiên

Các loại theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp 2017, bao gồm cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định

Bao gồm 2 điều kiện sau đây:

+ Có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 

+ Chỉ được thực hiện trong thời gian mở cửa rừng đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định;

+ Khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; 

+ Rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6;

Các lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên

Các loại theo quy định tại  khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp 2017, gồm:

+ Măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;

+ Các lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng;

+ Phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; 

+ Sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;

Chủ rừng tự quyết định

Gỗ rừng trồng

Các loại gỗ theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp 2017, gồm:

+ Cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định;

+ Cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;

Chủ rừng lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô;

+ Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng;

+ Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30m;

+ Khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ;

Gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng

Bao gồm:

+ Cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

+ Cây gỗ khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

+ Phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; 

+ Phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với dự án lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học;

Theo quy định

Như vậy, đây là những loại lâm sản mà pháp luật cho phép khai thác trong rừng phòng hộ.

Bảo vệ rừng phòng hộ là bảo vệ những gì?

Việc bảo vệ rừng phòng hộ là bảo vệ toàn bộ những gì có trong rừng phòng hộ. Cụ thể, Điều 19 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về việc bảo vệ rừng phòng hộ là bảo vệ những nhân tố cấu thành sau đây:

Một là, bảo vệ hệ sinh thái rừng

Khi bảo vệ hệ sinh thái rừng, không được tiến hành các hoạt động sau đây:

+ Hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; 

+ Hoạt động khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; 

+ Hoạt động gây ô nhiễm môi trường; 

+ Hoạt động mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng phòng hộ; 

+ Hoạt động chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng hoặc đang trong thời kỳ chăm sóc;

Hai là, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, quy định của Chính phủ và theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Ngoài ra, các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, đồng thời, không được thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.

Ba là, thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

Bốn là, thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Như vậy, việc bảo vệ rừng phòng hộ là bảo vệ những nhân tố cấu thành như chúng tôi đã nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

08/08/2022

07/08/2022

06/08/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Những loại lâm sản được khai thác trong rừng phòng hộ là những loại nào? Ai là người được hưởng lợi ích từ việc khai thác những lâm sản trong rừng phòng hộ đó? Việc bảo vệ rừng phòng hộ là bảo vệ những yếu tố nào?… Đây là