Mặc dù hoàn toàn khác nhau nhưng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng vẫn gây nhầm lẫn cho nhiều người. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng khác nhau thế nào?
1. Hiểu thế nào về lương cơ sở?
Mặc dù hoàn toàn khác nhau nhưng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng vẫn gây nhầm lẫn cho nhiều người. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng khác nhau thế nào?
1. Hiểu thế nào về lương cơ sở?
Căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
– Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Lương tối thiểu vùng là gì?
Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng khác nhau thế nào?
Tiêu chí
Lương cơ sở
Lương tối thiểu vùng
Định nghĩa
Là mức lương dùng làm căn cứ:
– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức;
– Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí;
– Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
(Căn cứ: Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
– Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
– Riêng với người lao động đã qua học nghề, mức lương phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.
(Căn cứ: Nghị định 90/2019/NĐ-CP)
Áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Người lao động trong các doanh nghiệp (ngoài khu vực Nhà nước)
Mức độ ảnh hưởng
Ảnh hưởng đến lương của mọi cán bộ, công chức, viên chức
Khi lương tối thiểu vùng tăng, chỉ người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương.
Hầu hết doanh nghiệp trả lương cao hơn lương tối thiểu vùng nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi lương tối thiểu vùng
Nhiều công ty dùng lương tối thiểu vùng để đóng bảo hiểm xã hội nên lương tối thiểu vùng ảnh hưởng tới mức lương tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động
Chu kỳ thay đổi
Không có chu kỳ thay đổi cố định, thường là 01 năm/lần để bù kịp lạm phát nhưng do ảnh hưởng Covid-19, đã 03 năm mức lương cơ sở không thay đổi
Không có quy định cụ thể
1.490.000 đồng/tháng
– Mức 4.420.000 đồng/tháng – vùng I
– Mức 3.920.000 đồng/tháng – vùng II
– Mức 3.430.000 đồng/tháng – vùng III
– Mức 3.070.000 đồng/tháng – vùng IV
4. Mức lương cơ sở 2023 là bao nhiêu?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 3 năm qua mức lương cơ sở vẫn chưa được điều chỉnh. Điều này gây ảnh hưởng đến đời sống của những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, đặc biệt là ngành giáo dục, y tế, cán bộ, công chức…
Tuy nhiên, Chính phủ đã trình Quốc hội phương án điều chỉnh tăng lương cơ sở từ lên mức 1,8 triệu đồng/ tháng, tăng khoảng 20,8% và sẽ áp dụng vào ngày 01/7/2023. Nhưng lại có nhiều ý kiến đề xuất tăng lương cơ sở ngay thời điểm 01/01/2023.
Phương án tăng lương dự kiến sẽ được chốt vào chiều 10/11/2022 tới đây khi Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023.
Trên đây là giải đáp lương cơ sở và lương tối thiểu vùng khác nhau thế nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ luatphap.vn để được hỗ trợ.
Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt
Công ty Luật TNHH I&J – Đoàn luật sư TP. Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
08/11/2022
08/11/2022
08/11/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Mặc dù hoàn toàn khác nhau nhưng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng vẫn gây nhầm lẫn cho nhiều người. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng khác nhau thế nào?
1. Hiểu thế nào về lương cơ sở?