Lý do ly hôn thế nào hợp lý và dễ được Tòa chấp nhận?

Lý do ly hôn hợp lý rất quan trọng khi Tòa án xem xét có chấp nhận yêu cầu ly hôn đơn phương hay không? Lý do thế nào thì hợp lý?

Lý do ly hôn đơn phương thế nào hợp lý?
Điều 56 L

Lý do ly hôn hợp lý rất quan trọng khi Tòa án xem xét có chấp nhận yêu cầu ly hôn đơn phương hay không? Lý do thế nào thì hợp lý?

Lý do ly hôn đơn phương thế nào hợp lý?

Điều 56 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên sẽ được Tòa án chấp nhận nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Ngoài ra, nếu vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác của vợ/chồng thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, có thể thấy, vợ chồng được quyền đơn phương xin ly hôn khi có một trong các căn cứ sau:

(1) Trong quan hệ vợ chồng xuất hiện hành vi bạo lực gia đình.

(3) Vợ/chồng xin ly hôn với người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích.

(4) Trường hợp người làm đơn ly hôn không phải vợ hoặc chồng mà là cha, mẹ, người thân thích xin Tòa giải quyết ly hôn cho người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Theo trình bày về trường hợp của bạn, thì lý do ly hôn đơn phương của bạn không thể là (1), (3), (4) được do không có trên thực tế. Vì thế, bạn có thể nếu lý do thứ hai vào đơn ly hôn của mình.

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng gồm:

– Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.

– Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

– Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…

– Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Tiếp theo, nội dung hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là thế nào?

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, vấn đề này được giải thích như sau:

– Được coi là tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầm trọng khi:

+ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;

+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;

+ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

Nghị quyết này cũng giải thích thêm, để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như trêb. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Còn mục đích của hôn nhân không đạt được được hiểu là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Ly hôn thuận tình có cần trình bày lý do không?

Trong trường hợp chồng bạn đồng ý ly hôn thuận tình, bạn vẫn cần trình bày lý do ly hôn.

Tuy nhiên, Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ yêu cầu hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và thỏa thuận xong các vấn đề về tài sản con cái thì được công nhận ly hôn thuận tình. Cụ thể:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, mặc dù phải nêu rõ lý do ly hôn nhưng lý do không thật sự quan trọng trong vụ việc yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình giống như ly hôn đơn phương.

>> Ly hôn, tòa triệu tập mấy lần rồi mới xét xử?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

24/08/2022

24/08/2022

24/08/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Lý do ly hôn hợp lý rất quan trọng khi Tòa án xem xét có chấp nhận yêu cầu ly hôn đơn phương hay không? Lý do thế nào thì hợp lý?

Lý do ly hôn đơn phương thế nào hợp lý?
Điều 56 L