Quyết định thuận tình ly hôn/Bản án ly hôn là tài liệu thể hiện việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của nam nữ. Vậy, sau bao lâu kể từ thời điểm ly hôn tại Tòa, các bên nhận được quyết định ly hôn/bản án ly hôn? Ly hôn thuận tình
Quyết định thuận tình ly hôn/Bản án ly hôn là tài liệu thể hiện việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của nam nữ. Vậy, sau bao lâu kể từ thời điểm ly hôn tại Tòa, các bên nhận được quyết định ly hôn/bản án ly hôn? Ly hôn thuận tình mà vắng mặt 01 bên thì Tòa có giải quyết không?
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi liên quan đến ly hôn mong được hỗ trợ giải đáp như sau: Vợ chồng tôi đã kết hôn được khoảng 10 năm và có một con chung, năm nay cháu 09 tuổi. Thời gian đầu hôn nhân, cũng giống với những cặp vợ chồng khác, chúng tôi cũng có khá nhiều những mâu thuẫn trong cuộc sống chung. Sau khi có con, chúng tôi đã điều chỉnh lại để chung sống hòa hợp, cùng nuôi dạy con cái.
Tuy nhiên trong khoảng 02 năm trở lại đây, những mâu thuẫn trong quan điểm sống, cách sống, lối sống, nhân sinh quan của cả hai ngày càng khác biệt. Những mâu thuẫn, tranh cãi lớn tiếng xuất hiện đều đặn hơn và đang trở nên trầm trọng từng ngày. Sau quá nhiều lần hòa giải nhưng không thành, chúng tôi quyết định ly hôn. Việc ly hôn là thuận tình, chúng tôi cũng không có mâu thuẫn gì về tiền bạc, tài sản, nợ nần hay quyền nuôi dưỡng con.
Tôi muốn Luật sư cho tôi biết: Sau bao lâu kể từ thời điểm chúng tôi giải quyết ly hôn xong tại Tòa thì chúng tôi có thể nhận được quyết định ly hôn? Nếu trong trường hợp một trong hai bên chúng tôi không thể có mặt tại Tòa vào thời điểm giải quyết ly hôn thì Tòa án có giải quyết ly hôn cho bên còn lại không?
Chào bạn, liên quan đến một số vấn đề về ly hôn thuận tình mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:
Ly hôn bao lâu thì có quyết định ly hôn?
Quyết định ly hôn thuận tình hay tên đầy đủ là Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự được Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự là quyết định giải quyết việc dân sự. Việc gửi, giao, nhận quyết định này tuân thủ quy định tại Điều 370 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 370. Quyết định giải quyết việc dân sự
…
2. Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Việc gửi quyết định giải quyết việc dân sự cho cơ quan thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
…
=> Theo đó, các bên có yêu cầu ly hôn sẽ nhận được quyết định ly hôn thuận tình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định.
Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự là quyết định giải quyết việc dân sự không được kháng cáo, kháng nghị (Điều 371 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Điều này có nghĩa là, quyết định này có hiệu lực ngay khi được Tòa án ban hành.
Ngoài ra, cũng cần cung cấp thêm, đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì phán quyết cuối cùng của Tòa được thể hiện thông qua Bản án. Việc gửi, giao nhận bản án được thực hiện theo quy định tại Điều 269 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Điều 269. Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
…
=> Từ căn cứ trên, nếu giải quyết ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của 01 bên) thì các bên nhận được bản án trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa tuyên án. Khác với Quyết định thuận tình ly hôn, Bản án giải quyết ly hôn đơn phương được kháng cáo, kháng nghị theo quy định.
Như vậy, các bên có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (ly hôn thuận tình) được nhận quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định. Quyết định này không được kháng cáo, kháng nghị.
Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt một bên có được không?
Pháp luật tố tụng dân sự cho phép đương sự được vắng mặt trong một số trường hợp nhất định mà Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ việc.
Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa thể xác định rõ thời điểm mà người vắng mặt tại Tòa là thời điểm chuẩn bị xét đơn yêu cầu hay vào phiên họp giải quyết việc dân sự nên có thể phát sinh một số tình huống sau đây:
Tình huống 1: Một trong hai bên có yêu cầu ly hôn thuận tình vắng mặt trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Tại đây, theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Các bên có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn không được ủy quyền cho người khác tham gia vào buổi hòa giải này (khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Nếu một trong các bên vắng mặt tại buổi hòa giải này thì Tòa án không có căn cứ để xác định ý chí, mong muốn, nguyện vọng của các bên. Do vậy, Tòa có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự và chuyển sang giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 5 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tình huống 2: Một trong hai bên có yêu cầu ly hôn thuận tình vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự
Nếu một trong các bên vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự, thì căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 367:
Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
…
2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
…
Suy ra:
– Một trong các bên vắng mặt lần thứ nhất: Tòa án có thẩm quyền thực hiện hoãn phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
– Một trong các bên vắng mặt lần thứ hai: Tòa án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự do sự vắng mặt của một trong hai bên được coi là từ bỏ yêu cầu.
Thông thường, khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì phiên hòa giải được thực hiện cùng ngày với phiên họp giải quyết yêu cầu việc dân sự. Do vậy, nếu như bạn không có mặt tại buổi hòa giải/hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể đình chỉ giải quyết hoặc chuyển thành thụ lý vụ án dân sự theo thủ tục chung.
Kết luận: Để được ly hôn thuận tình, bạn không thể vắng mặt tại các buổi làm việc theo giấy triệu tập của Tòa án bởi vì:
+ Ngoài ra, khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà bạn vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp giải quyết việc dân sự, còn nếu bạn được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Tòa án ra quyết đình chỉ giải quyết việc dân sự theo quy định tại Điều 367 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>> Năm 2022, ly hôn sau bao lâu thì có trích lục?
>> Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên gồm những gì?
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
29/06/2022
29/06/2022
29/06/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Quyết định thuận tình ly hôn/Bản án ly hôn là tài liệu thể hiện việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của nam nữ. Vậy, sau bao lâu kể từ thời điểm ly hôn tại Tòa, các bên nhận được quyết định ly hôn/bản án ly hôn? Ly hôn thuận tình