Mua chung cư chưa có sổ hồng có được nhập khẩu không?

Việc mua, sở hữu nhà hay căn hộ rồi nhập hộ khẩu để thuận tiện cho công việc, học tập là điều thường thấy. Hiện nhiều người có chung thắc mắc, nếu mua chung cư không có sổ hồng thì có được nhập khẩu?

Chào bạn, cảm ơn

Việc mua, sở hữu nhà hay căn hộ rồi nhập hộ khẩu để thuận tiện cho công việc, học tập là điều thường thấy. Hiện nhiều người có chung thắc mắc, nếu mua chung cư không có sổ hồng thì có được nhập khẩu?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho HieuLuat, vấn đề của bạn, chúng tôi xin thông tin như sau:

 

Sổ hồng nhà chung cư là gì?

Sổ hồng chung cư được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ở trang 2 Giấy chứng nhận sẽ ghi thông tin về nhà chung cư.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì Giấy chứng nhận gồm 01 tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và Trang bổ sung nền trắng.

Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo khoản 7 Điều 26 Luật Nhà ở 2014)

Có thể thấy, trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao căn hộ, chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho người mua. Thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị là không quá 15 ngày làm việc (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Như vậy, khi người dân mua chung cư đủ điều kiện, có nhà ở hợp pháp theo quy định thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy này có màu hồng cánh sen, còn được gọi là sổ hồng chung cư.

Mua chung cư chưa có sổ hồng có được nhập khẩu?

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020:

“1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm:

– Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;

– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;

Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;…

Do chưa có đầy đủ thông tin về nguồn gốc căn hộ chung cư của bạn (là mua trực tiếp từ chủ đầu tư hay từ người bán đã được cấp Giấy chứng nhận hay mua lại từ người mua trực tiếp từ chủ đầu tư) nên căn cứ quy định trên,ì bạn có thể đăng ký thường trú khi có một trong những giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp có thể là một trong các loại giấy tờ sau:

+ Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư/hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai (hợp đồng này có thể được công chứng/chứng thực theo yêu cầu của các bên nếu một trong hai bên là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở đầu xây dựng để bán);

+ Hoặc biên bản bàn giao/biên bản nhận nhà/biên bản giao nhà (văn bản thể hiện đã bàn giao nhà ở của chủ đầu tư cho khách hàng);

+ Hoặc giấy phép xây dựng (trường hợp này thông thường cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc có nhà trên đất và việc tồn tại của căn nhà này là phù hợp với quy định pháp luật);

+ Hoặc giấy tờ xác nhận có nhà ở, đất ở và không có tranh chấp về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nếu không có các giấy tờ chứng minh trên (thường áp dụng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân hoặc chung cư mini đã hoàn thiện xây dựng);

+ Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (phải có xác nhận của chủ đầu tư và văn bản này phải được công chứng/chứng thực);

+ Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (đã được công chứng/chứng thực theo quy định pháp luật).

Trên đây là các thông tin giải đáp cho vấn đề mua chung cư chưa có sổ hồng có được nhập khẩu? Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  luatphap.vn để được hỗ trợ.


Có thể bạn quan tâm

07/07/2022

07/07/2022

07/07/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Việc mua, sở hữu nhà hay căn hộ rồi nhập hộ khẩu để thuận tiện cho công việc, học tập là điều thường thấy. Hiện nhiều người có chung thắc mắc, nếu mua chung cư không có sổ hồng thì có được nhập khẩu?

Chào bạn, cảm ơn