Năm 2018: Nhiều trường Đại học đưa ra tổ hợp xét tuyển không khoa học

Năm 2018 xuất hiện nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ”, thường xuất hiện ở các trường đại học top dưới. Vấn đề này đang làm dư luận hoang mang.

Nhiều trường Đại học “bất chấp” để tuyển đ

Năm 2018 xuất hiện nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ”, thường xuất hiện ở các trường đại học top dưới. Vấn đề này đang làm dư luận hoang mang.

Nhiều trường Đại học “bất chấp” để tuyển đủ chỉ tiêu

Từ năm 2015, Bộ giáo dục đã chuyển từ thi 3 chung sang 2 chung. Đó là dùng chung 1 kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học. Năm nay, theo quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo, các trường Đại học được tự chủ tuyển sinh, tự đưa ra các tổ hợp xét tuyển phù hợp với ngành và nhóm ngành của mình.

Công văn 991/BGDĐT-QLCL quy định: “Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, TC thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành Phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ, TC”.

Từ đây, bắt đầu xuất hiện các tổ hợp được cho là “rất lạ”. Chẳng hạn, Đại học Kinh tế Quốc dân có thêm D09: Toán – Sử – Anh, D10: Toán – Địa – Anh hay Đại học Kiến trúc có Toán – Lý – Hóa. Lạ lùng hơn là nhiều trường còn có sự kết hợp của các môn “không liên quan” như “Văn, Lý, Địa”, “Văn, Hóa, GDCD”, “Toán, Sử, Địa”…

Thậm chí, còn có tình trạng các trường sử dụng tổ hợp để xét tuyển các ngành mà dường như không có sự liên quan gì như ĐH Công nghệ Đồng Nai xét tuyển hàng loạt ngành công nghệ như kỹ thuật ô tô, điện – điện tử, chế tạo máy, kỹ thuật xây dựng, công nghệ thông tin… bằng tổ hợp Văn – Sử – Địa và Văn – Sử – Giáo dục công dân. Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh cũng sử dụng tổ hợp Văn – Sử – Địa và Văn – Sử – Giáo dục công dân cho các ngành kinh tế như kinh doanh quốc tế, marketing và các ngành quản trị, truyền thông đa phương tiện, kể cả ngành tiếng Anh…

Trường ĐH Đông Đô dùng tổ hợp Văn – Sử – Địa để tuyển sinh các ngành như ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung, điều dưỡng. ĐH Bình Dương dùng tổ hợp Toán, Lý, Hóa để tuyển sinh ngành văn học …

Điều này làm cho dư luận hết sức hoang mang. Nhiều học sinh và phụ huynh đưa ra thắc mắc các trường dựa vào tiêu chí gì để xây nên tổ hợp này? Tổ hợp thì này có giá trị gì khi vào học và sau khi ra trường hay không khi mà môn thi đầu vào không thể đánh giá được năng lực thí sinh có phù hợp với ngành học?

Bộ Giáo dục và đào tạo tuýt còi với các trường có “tổ hợp lạ”

Tại Điều 34 của Luật Giáo dục Đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”.

Quy chế tuyển sinh cũng quy định, các trường được “sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành”.

Vì thế, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra cảnh báo với các trường có “tổ hợp lạ” sẽ phải giải trình lí do lựa chọn tổ hợp đó để tuyển sinh. Ngoài ra, các trường này sẽ bị thanh tra, kiểm tra toàn bộ quy tình tuyển sinh, chất lượng sinh viên. Nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị yêu cầu dừng tuyển sinh.

Có thể bạn quan tâm

27/04/2018

27/04/2018

26/04/2018

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Năm 2018 xuất hiện nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ”, thường xuất hiện ở các trường đại học top dưới. Vấn đề này đang làm dư luận hoang mang.

Nhiều trường Đại học “bất chấp” để tuyển đ