Nghỉ ốm trong thời gian mang thai được hưởng quyền lợi gì?

Việc xác định nghỉ ốm hưởng chế độ thai sản hay chế độ ốm đau hiện nay vẫn nhiều người nhầm lẫn. Nghỉ ốm trong thời gian mang thai được hưởng quyền lợi gì?

Thai yếu được hưởng chế độ ốm đau hay thai sản?

Việc xác định nghỉ ốm hưởng chế độ thai sản hay chế độ ốm đau hiện nay vẫn nhiều người nhầm lẫn. Nghỉ ốm trong thời gian mang thai được hưởng quyền lợi gì?

Thai yếu được hưởng chế độ ốm đau hay thai sản?

Chào bạn. Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Lao động nữ mang thai;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

Bạn thuộc trường hợp là người đang mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai, người lao động chỉ được hưởng chế độ khám thai. Theo đó, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Trường hợp của bạn không phải nghỉ khám thai mà thai yếu nên không được hưởng chế độ thai sản.

Khoản 2 Điều 26 Luật này cũng quy định, nếu người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Vì thế, trường hợp bạn nghỉ việc do thai yếu nếu thuộc một trong các bệnh liệt kê trong Thông tư 46 có thể được nghỉ ốm dài ngày nghĩa là hưởng chế độ ốm đau chứ không phải chế độ thai sản.

Nếu không mắc các bệnh thuộc danh mục kia vẫn có thể được hưởng chế độ nghỉ ốm thông thường nếu được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Chế độ ốm đau khi nghỉ việc do thai yếu thế nào?

Trường hợp ốm đau thông thường:

– Nếu bạn làm việc trong điều kiện bình thường xin nghỉ ốm đau để dưỡng thai được nghỉ tối đa 30 ngày/năm do bạn đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (cụ thể là 05 năm). Nếu tham gia BHXH nhiều hơn, số ngày nghỉ sẽ tăng thêm gồm: 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp ốm đau thuộc Danh mục cần điều trị dài ngày

– Sau 180 ngày nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Về mức hưởng khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng:

Nếu đã nghỉ 180 ngày do thuộc Danh mục bệnh điều trị dài ngày thì mức hưởng sau đó thấp hơn cụ thể như sau:

– Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (trường hợp của bạn)

– Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

>> Toàn bộ chế độ ốm đau người lao động cần biết

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

11/05/2022

11/05/2022

11/05/2022

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Việc xác định nghỉ ốm hưởng chế độ thai sản hay chế độ ốm đau hiện nay vẫn nhiều người nhầm lẫn. Nghỉ ốm trong thời gian mang thai được hưởng quyền lợi gì?

Thai yếu được hưởng chế độ ốm đau hay thai sản?