Để bảo vệ bản thân khi bị người khác xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhiều người có hành vi phòng vệ chính đáng. Như vậy khi nào phòng vệ chính đáng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu h
Để bảo vệ bản thân khi bị người khác xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhiều người có hành vi phòng vệ chính đáng. Như vậy khi nào phòng vệ chính đáng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Phòng vệ chính đáng dẫn đến gây thương tích không hiếm gặp trong cuộc sống. Về vấn đề em trai bạn gặp phải, mời bạn theo dõi các thông tin sau để tham khảo.
Phòng vệ chính đáng là gì?
Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Và phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm bảo vệ bản thân, chống lại sự tấn công trái pháp luật mà còn thể hiện thái độ tích cực trong việc bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức, của bản thân hoặc người khác.
Nếu có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa.
Xem xét hành vi phòng vệ chính đáng dựa trên các yếu tố nào?
Khi đánh giá, xem xét hành vi chống trả có cần thiết không cần đánh giá tổng thể tình tiết vụ án. Nhất là thái độ và tâm lý của người có hành vi phòng vệ. Họ có thời gian, điều kiện để lựa chọn phương pháp phòng vệ thích hợp không? Hay họ chỉ phòng vệ chính đáng khi bị tấn công bất ngờ?
Các yếu tố xem xét đối với hành vi phòng vệ chính đáng
Đối với nạn nhân
– Là người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác.
– Hành vi xâm phạm này có tính chất nguy hiểm đáng kể về quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công…
Đối với người phòng vệ
Xem xét thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra về tính mạng hoặc sức khoẻ với người có hành vi xâm phạm.
Đối với hành vi chống trả cần thiết
Khi xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm nếu có lớn hơn thiệt hại người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được xem là phòng vệ chính đáng.
Phòng vệ chính đáng gây thương tích, bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 thì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Nếu người nào đó có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Điều 136 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
1. Phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Khi cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe của người khác, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%
2. Phạt tù từ 03 tháng – 02 năm, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạt tù từ 01 – 03 năm
Nếu phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
Như vậy, tỷ lệ thương tật để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng 31%. Cần phải giám định mức độ thương tích để đưa ra kết luận em trai bạn có vượt quá mức độ phòng vệ chính đáng không để cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp xử lý nêu trên.
Phòng vệ chính đáng gây chết người, đi tù bao nhiêu năm?
Chào bạn, căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì phòng vệ chính đáng là hành vi của một người để bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, hoặc của bản thân và chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Và cũng theo khoản 2 Điều này thì hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 126, Bộ luật Hình sự:
Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bên cạnh đó, bị phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội đối với 02 người trở lên.
Bạn cũng thế bị truy cứu vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến hậu quả chết người theo khoản 3 Điều 136 Bộ luật này và phạt tù từ 1 – 3 năm.
Trên đây là thông tin liên quan đến phòng vệ chính đáng gây thương tích bị xử lý thế nào? Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
>> Cố ý gây thương tích khi tinh thần bị kích động, phạt ra sao?
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
29/11/2021
28/11/2021
28/11/2021
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Để bảo vệ bản thân khi bị người khác xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhiều người có hành vi phòng vệ chính đáng. Như vậy khi nào phòng vệ chính đáng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu h