Thẻ ngân hàng để lâu không dùng đến có phải hủy không?

Nhiều người làm thẻ ATM và sau một thời gian thì không có nhu cầu sử dụng đến. Vậy những thẻ ATM lâu ngày không dùng thì có cần phải hủy không? Cách hủy thế nào?

Chào bạn, trường hợp của bạn không hiếm. Có người còn mở nhiều

Nhiều người làm thẻ ATM và sau một thời gian thì không có nhu cầu sử dụng đến. Vậy những thẻ ATM lâu ngày không dùng thì có cần phải hủy không? Cách hủy thế nào?

Chào bạn, trường hợp của bạn không hiếm. Có người còn mở nhiều thẻ ATM qua các chương trình mở thẻ miễn phí của các Ngân hàng nhưng lại không dùng đến. Vậy nếu thẻ không sử dụng thì xử lý thế nào? Mời bạn theo dõi các thông tin chúng tôi đưa sau đây.

Các trường hợp cần hủy, đóng, khóa tài khoản ngân hàng

Thực tế có các trường hợp chủ thẻ nên khóa, đóng hoặc hủy tài khoản ngân hàng như sau:

1. Làm rơi hoặc mất thẻ

Cần đóng tài khoản để đảm bảo số tiền trong tài khoản, tránh bị kẻ xấu chiếm đoạt tài sản

2. Nghi ngờ lộ thông tin tài khoản

Khi thực hiện rút tiền ở các cây ATM hoặc thanh toán ở các điểm giao dịch nếu nghi ngờ thông tin tài khoản bị lộ nên khóa tài khoản của mình.

3. Khi chủ thẻ không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ ở ngân hàng đó

Nên đóng hoặc hủy tài khoản ngân hàng nhằm tránh việc bị tính các loại phí dịch vụ và các rắc rối liên quan.

4. Thẻ ATM bị hết hạn

Chủ thẻ nên làm thủ tục huỷ thẻ, tài khoản ngân hàng. Nếu có nhu cầu sử dụng tiếp có thể đăng ký làm lại thẻ mới.



Khách hàng có thể hủy thẻ ngân hàng vì nhiều lý do. (Ảnh minh họa)


Các cách hủy, đóng tài khoản ngân hàng

Khi bạn muốn đóng tài khoản ngân hàng, bạn có thể tham khảo và thực hiện một trong các cách như sau:

– Đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng


Bạn có thể đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để thực hiện việc hủy, đóng thẻ thông qua hương dẫn của các giao dịch viên.

– Sử dụng cây ATM

Khách hàng có thể thực hiện thủ tục huỷ, khóa hay đóng tài khoản vào các thời điểm tại các cây ATM đã được tích hợp sẵn tính năng khoá thẻ, đóng tài khoản. Và chỉ áp dụng khi thẻ từ ATM của bạn không bị mất.

– Sử dụng Internet/Mobile banking

Đây là cách nhanh chóng, tiện lợi nhất. Chủ thẻ có thể chủ động thao tác ngay trên điện thoại của mình có cài đặt sẵn ứng dụng của ngân hàng đó, chỉ cần sử dụng điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet, và đăng nhập vào tài khoản rồi tìm kiếm tính năng khoá thẻ.

– Liên hệ tổng đài của ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng đều có số điện thoại hotline hỗ trợ khách hàng hoạt động 24/24 để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh khi giao dịch. Chủ thẻ có thể gọi điện đến hotline để được tổng đài viên hỗ trợ.

Việc hủy tài khoản có mất phí hay không tùy thuộc vào ngân hàng và thời gian mở thẻ. Có ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ hủy tài khoản miễn phí, nhưng cũng có ngân hàng sẽ thu phí, thông thường mức phí không đáng kể, dao động trong khoảng vài chục nghìn đồng.

Sau khi hủy tài khoản ngân hàng, thẻ ATM dùng được không?

Khi bạn hủy tài khoản ngân hàng có nghĩa là tài khoản đó dừng hoạt động và xem như không còn tồn tại.

Mỗi thẻ ATM tương ứng với một số tài khoản nhất định nên sau khi hủy tài khoản ngân hàng, thẻ ATM xem như không còn tác dụng và cũng không thể sử dụng được.

Chủ thẻ không thể thực hiện các thao tác rút tiền, chuyển tiền hay nạp tiền vào tài khoản đã hủy.

Theo như câu hỏi của bạn, nếu đi làm công ty khác và lại cần sử dụng thẻ của Ngân hàng này, bạn chỉ cần đem theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đến chi nhánh ngân hàng để được hướng dẫn mở thẻ mới.

Chính vì vậy, khi quyết định hủy thẻ tài khoản ngân hàng cần có lý do chính đáng, không nên thực hiện tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ.

Hủy tài khoản ngân hàng cần có điều kiện gì?

Chào bạn, hiện nay để hủy tài khoản ngân hàng trả trước, thẻ ATM nội địa, các ngân hàng không có yêu cầu gì đối với khách hàng.

Khi có nhu cầu hủy thẻ, khách hàng được hỗ trợ thực hiện đơn giản, nhanh chóng.

Tuy nhiên, với thẻ tín dụng, thẻ trả sau, chủ thẻ phải đáp ứng các điều kiện trước khi hủy thẻ. Vì đặc tính của loại thẻ này là được phép thực hiện các giao dịch trước rồi tiến hành thanh toán sau vào thời điểm cố định hàng tháng (thường thời hạn thanh toán là vào cuối tháng).

Để hủy thẻ tín dụng, bạn phải thanh toán các chi phí như:

– Nợ thẻ tín dụng đã chi tiêu trước đó cả gốc lẫn lãi

– Các chi phí dịch vụ, chi phí phát sinh hàng tháng, hàng năm…

Vừa rồi là những thông tin về vấn đề hủy thẻ ngân hàng. Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  luatphap.vn để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Nếu không may để mất thẻ ATM gắn chip, chủ thẻ phải làm gì?



Có thể bạn quan tâm

14/12/2021

14/12/2021

14/12/2021

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Nhiều người làm thẻ ATM và sau một thời gian thì không có nhu cầu sử dụng đến. Vậy những thẻ ATM lâu ngày không dùng thì có cần phải hủy không? Cách hủy thế nào?

Chào bạn, trường hợp của bạn không hiếm. Có người còn mở nhiều