Bên cạnh mức lương được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở thì các khoản phụ cấp của công chức, viên chức cũng tăng từ từ 01/7/2023. Đó là những loại phụ cấp nào?
Cách tính phụ cấp của công chức, viên chức
Bên cạnh mức lương được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở thì các khoản phụ cấp của công chức, viên chức cũng tăng từ từ 01/7/2023. Đó là những loại phụ cấp nào?
Cách tính phụ cấp của công chức, viên chức
Phụ cấp công chức, viên chức được tính bằng hai cách (theo Thông tư 79/2019/TT-BQP):
1. Tính theo mức lương cơ sở
Các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở sẽ có công thức tính: Phụ cấp = Hệ số phụ cấp x lương cơ sở.
Loại phụ tính theo công thức này gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm công việc.
2. Tính phụ cấp theo tỷ lệ %
Phụ cấp = (Mức lương + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng
Trong đó, lương công chức, viên chức được tính theo mức lương cơ sở. Nên khi lương cơ sở tăng, các khoản phụ cấp này cũng sẽ tăng theo.
Loại phụ cấp tính theo công thức này gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi nghề…
1. Phụ cấp khu vực năm 2023
Theo khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở). Mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Đơn vị: đồng/tháng
STT
Hệ số
Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/01/2023 – 30/6/2023
Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/07/2023 – 31/12/2023
1
0,1
149.000 đồng
180.000 đồng
2
0,2
298.000 đồng
360.000 đồng
3
0,3
447.000 đồng
540.000 đồng
4
0,4
596.000 đồng
720.000 đồng
5
0,5
745.000 đồng
900.000 đồng
6
0,7
1.043.000 đồng
1.260.000 đồng
7
1,0
1.490.000 đồng
1.800.000 đồng
>> Xem chi tiết đối tượng áp dụng phụ cấp khu vực
2. Phụ cấp lưu động năm 2023
Căn cứ khoản 1 Mục II
Thông tư 06/2005/TT-BNV
thì phụ cấp lưu động gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở).
Đơn vị: đồng/tháng
STT
Hệ số
Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/01/2023 – 30/6/2023
Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/07/2023 – 31/12/2023
1
0,2
0,2
298.000
2
0,4
0,4
596.000
3
0,6
0,6
894.000
Khoản 2 Mục II Thông tư 06/2005/TT-BNV quy định đối tượng áp dụng hệ số phụ cấp như sau:
Hệ số
Đối tượng áp dụng
0,2
Những người làm việc ở các đơn vị:
– Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du;
– Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà trong tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc.
0,4
Những người làm việc ở các đơn vị:
– Tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất;
– Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đoàn địa chất khu vực;
– Tổ, đội khảo sát, đo đạc khí tượng thủy văn;
– Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản…
0,6
Những người làm việc ở các đơn vị:
– Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm khoáng sản thuộc liên đoàn địa chất chuyên đề;
– Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình;
– Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng…
3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Theo khoản 1 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 4 mức 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
Đơn vị: đồng/tháng
STT
Hệ số
Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/01/2023 – 30/6/2023
Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/07/2023 – 31/12/2023
1
0,1
149.000
180.000
2
0,2
298.000
360.000
3
0,3
447.000
540.000
4
0,4
596.000
720.000
Đối tượng áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm được quy định như sau:
Hệ số
Đối tượng áp dụng
Căn cứ khoản 2 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV
0,1
(1) Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
– Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
– Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
– Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
– Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
0,2
Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).
0,3
Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có 03 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).
0,4
Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).
4. Phụ cấp trách nhiệm công việc
Theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về mức phụ cấp trách nhiệm công việc với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương cơ sở.
Đơn vị: đồng/tháng
STT
Hệ số
Mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc
từ 01/01/2023 – 30/6/2023
Mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc
từ 01/07/2023 – 31/12/2023
1
0,1
149.000
180.000
2
0,2
298.000
360.000
3
0,3
447.000
540.000
Căn cứ Thông tư số 05/2005/TT-BNV
Đơn vị: đồng/tháng
STT
Hệ số
Mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc
từ 01/01/2023 – 30/6/2023
Mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc
từ 01/07/2023 – 31/12/2023
1
0,1
149.000
180.000
2
0,2
298.000
360.000
3
0,3
447.000
540.000
5
0,5
745.000
900.000
1
0,1
149.000
1.800.000
Đối tượng áp dụng phụ cấp trách nhiệm công việc với cán bộ, công chức, viên chức theo tiểu mục 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV như sau:
Hệ số
Đối tượng áp dụng
0,5
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất;
– Lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính phủ và tương đương trở lên.
0,3
– Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
– Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;
– Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05;
– Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;…
0,2
– Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
– Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;
– Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước;
– Trưởng kho thuộc Cục Dự trữ Quốc gia;
– Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bệnh viện Hữu nghị;…
0,1
– Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;
– Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;
– Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện…
5. Phụ cấp công tác lâu năm
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP như sau:
Đơn vị: đồng/tháng
STT
Hệ số
Mức tiền phụ cấp công tác lâu năm
từ 01/01/2023 – 30/6/2023
Mức tiền phụ cấp công tác lâu năm
từ 01/07/2023 – 31/12/2023
1
0,5
745.000
900.000
2
0,7
1.043.000
1.260.000
3
1,0
1.490.000
1.800.000
Căn cứ Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về đối tượng áp dụng phụ cấp công tác lâu năm như sau:
Hệ số
Đối tượng áp dụng
0,5
Người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm
0,7
Người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm
1,0
Người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
6. Phụ cấp thâm niên vượt khung
Theo quy định tại khoản 1.1 Điều 1 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV về mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung với từng đối tượng như sau:
– Cán bộ, công chức, viên chức đã có 03 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh từ loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát:
+ Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng
+ Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
– Cán bộ, công chức, viên chức đã có 02 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ
+ Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng
+ Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm có đủ 02 tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
Như vậy phụ cấp thâm niên vượt khung được tính dựa trên mức lương của bậc lương cuối cùng. Do đó, khi lương cơ sở tăng, mức lương cũng tăng và phụ cấp thâm niên vượt khung cũng sẽ tăng theo.
Điều 1 Mục I Thông tư 04/2005/TT-BNV quy định đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bao gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:
+ Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
+ Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
+ Công chức ở xã/phường/thị trấn.
– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ…
Ngoài ra, các đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung gồm: chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ
Trên đây là thông tin liên quan đến Các loại phụ cấp của công chức viên chức năm 2023, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ luatphap.vn để được hỗ trợ.
Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng
Công ty TNHH luật TGS – Đoàn luật sư TP. Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
23/11/2022
23/11/2022
21/11/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Bên cạnh mức lương được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở thì các khoản phụ cấp của công chức, viên chức cũng tăng từ từ 01/7/2023. Đó là những loại phụ cấp nào?
Cách tính phụ cấp của công chức, viên chức