Khi có tranh chấp xảy ra, cách thức giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Vậy, hiện nay giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Khoản 24, Điều 3 ; Điều 166&nb
Khi có tranh chấp xảy ra, cách thức giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Vậy, hiện nay giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Khoản 24, Điều 3 ; Điều 166 ; Điều 170 và Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp đất đai có thể hiểu là việc tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất, tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề.
Theo đó, giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 202 Luật Đất đai 2013:
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Theo quy định trên, nếu các bên tranh chấp đất đai mà không thể tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua hòa giải ở cơ sở thì gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp để tiến hành hòa giải.
Thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã được tiến hành theo trình tự quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Các bên tranh chấp đất đai gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp.
Bước 2: UBND cấp xã tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Tại bước này, UBND cấp xã sẽ tiến hành xác minh, thẩm tra, xác định nguyên nhân xảy ra tranh chấp, thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc mà các bên tranh chấp cung cấp. Đồng thời, UBND cấp xã sẽ thực hiện việc lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm những chủ thể được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Bước 3: Tổ chức cuộc họp hòa giải.
– Tổ chức cuộc họp hòa giải lần 1:
+ Nếu các bên tranh chấp đều có mặt đầy đủ thì sẽ tiến hành hòa giải.
+ Nếu một bên tranh chấp không có mặt thì sẽ không tổ chức cuộc họp hòa giải lần 1 mà sẽ tổ chức cuộc họp hòa giải lần 2.
– Tổ chức cuộc họp hòa giải lần 2:
+ Nếu các bên tranh chấp đều có mặt đầy đủ thì tiến hành hòa giải.
+ Nếu một bên tranh chấp tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai sẽ lập biên bản hòa giải không thành.
Bước 4. Kết thúc hòa giải.
– Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai sẽ lập biên bản hòa giải thành trong trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi về ranh giới thửa đất thì xử lý như sau:
+ Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành tới Phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cấp huyện ra quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận.
+ Đối với tranh chấp đất đai giữa các đối tượng còn lại: UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành tới Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cấp tỉnh ra quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận.
– Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai sẽ lập biên bản hòa giải không thành trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp đất đai và hướng dẫn các bên nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian thực hiện thủ tục: Không quá 45 ngày ( Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện/tỉnh
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013, UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:
– Các bên đã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nhưng không thành;
– Các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và lựa chọn UBND cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Thủ tục giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và Điều 89, Điều 90, Điều 90a Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 58, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân với nhau: Các bên tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện;
– Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Các bên tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp tỉnh.
Bước 2: Tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai lần 1.
– Cơ quan tham mưu của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành xác minh, thẩm tra vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp và tổ chức cuộc họp giữa các ban, ngành có liên quan để hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp nếu thấy cần thiết.
– Cơ quan tham mưu hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 3, Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và trình Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần 1 có hiệu lực thi hành khi các bên tranh chấp không gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lần 2 trong thời hạn sau:
+ Đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn: Không quá 45 ngày kể từ ngày nhận quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần 1.
+ Đối với các vùng còn lại: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần 1.
Bước 3: Tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai lần 2.
– Nếu các bên không đồng ý quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần 1 và gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lần 2 đến cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn quyết định giải quyết tranh chấp lần 1 chưa có hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai lần 2. Cụ thể:
+ Đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện: Các bên có thể gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khiếu kiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
+ Đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Các bên có thể gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khiếu kiện tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần 2 sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định và ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần 2.
– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần 2 có hiệu lực khi:
+ Đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn: Không quá 45 ngày kể từ ngày nhận quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần 2.
+ Đối với các vùng còn lại: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần 2.
Bước 4. Kết thúc giải quyết tranh chấp đất đai.
Sau khi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành thì các bên buộc phải thực hiện. Trường hợp một bên không thực hiện thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thi hành theo quy định.
Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Căn cứ theo Khoản 1 và Điểm b, Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đaikhi :
– Các bên đã tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nhưng không thành ;
– Các bên tranh chấp có Giấy chứng nhận hoặc có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất ;
– Các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và lựa chọn Tòa án nhân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp này, việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ không thực hiện theo pháp luật tố tụng hành chính mà thực hiện theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.
Trên đây là giải đáp về Giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
>> Mẫu Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất thế nào?
Tin cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
26/09/2021
25/09/2021
25/09/2021
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Khi có tranh chấp xảy ra, cách thức giải quyết tranh chấp đất đai là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Vậy, hiện nay giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Khoản 24, Điều 3 ; Điều 166&nb