Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng, 51 tuổi, được xác định mang quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Síp.
Có hai quốc tịch, bà Hằng có phải chịu trách nhiệm tại Việt Nam?
Theo Luật Quốc
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng, 51 tuổi, được xác định mang quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Síp.
Có hai quốc tịch, bà Hằng có phải chịu trách nhiệm tại Việt Nam?
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, về nguyên tắc, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Theo đó, có nhiều trường hợp công dân Việt Nam có quyền có 2 quốc tịch như trường hợp được Chủ tịch nước cho phép; công dân xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam…
Theo Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam.
Thế nhưng, bà Phương Hằng dù mang quốc tịch Cộng hòa Síp thì trước tiên vẫn mang quốc tịch Việt Nam và phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam (nếu có), thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Công an TP.HCM, bà Hằng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao. Vì thế, cơ quan điều tra vẫn giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng thông thường.
Xin hộ chiếu Cộng hòa Síp khó khăn thế nào?
Theo báo laodong.vn, công dân Síp được hưởng các quyền lợi về bảo vệ chính trị, sức khỏe, quyền tự do đi lại, làm việc… rộng mở hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới do Cộng hòa Síp là thành viên của liên minh châu Âu EU.
Về vấn để việc làm, công dân Síp có thể làm việc tại bất cứ quốc gia nào trong EU.
Tuy nhiên, để có quốc tịch Síp không hề dễ dàng.
Tháng 03/2014, Síp ban hành một đạo luật mới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trở thành công dân, có được hộ chiếu và có được thẻ xanh đảo Síp thông qua chương trình đầu tư bất động sản Síp với điều kiện dễ dàng hơn.
Để được nhập quốc tịch Síp, khách hàng có thể đầu tư theo 1 trong các phương thức như sau:
– Đầu tư tối thiểu 2,5 triệu euro (tương đương 67 tỷ đồng) vào bất động sản cư trú trước đây.
Ngoài ra, muốn nhập quốc tịch Síp còn phải đóng một khoản quyên góp không hoàn lại trị giá 75.000 euro ( tương đương 2 tỷ đồng) cho Quỹ nghiên cứu và Đổi mới và 75.000 euro (tương đương 2 tỷ đồng) cho Tập đoàn phát triển đất đai của Cộng hòa Síp.
Trên đây là giải đáp bà Phương Hằng mang 2 quốc tịch có phải chịu trách nhiệm hình sự? Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến hình sự, dân sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ luatphap.vn để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
10/04/2022
06/04/2022
05/04/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng, 51 tuổi, được xác định mang quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Síp.
Có hai quốc tịch, bà Hằng có phải chịu trách nhiệm tại Việt Nam?
Theo Luật Quốc