Xuất ngũ về quê nhưng nhà đã bán, làm sao để có hộ khẩu?

Với những người bị xóa hộ khẩu thường trú, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cấp Căn cước công dân gắn chip và làm các công việc, hồ sơ cần hộ khẩu thường trú. Đã bị xóa khẩu, làm sao để có hộ khẩu?

Quân nhân

Với những người bị xóa hộ khẩu thường trú, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cấp Căn cước công dân gắn chip và làm các công việc, hồ sơ cần hộ khẩu thường trú. Đã bị xóa khẩu, làm sao để có hộ khẩu?

Quân nhân xuất ngũ đăng ký thường trú ở đâu?

 Theo Điều 44 
Bộ luật Dân sự năm 2015, nơi cư trú của quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân.

– Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó;

– Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. Đồng thời, phải bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

– Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý;

Trường hợp của bạn có thể  loại trừ việc đăng ký thường trú vào nhà của mình (do nhà đã bán); nhà của người thân (do không ai đồng ý); cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; cơ sở  trợ giúp xã hội; trên phương tiện (do không thuộc các đối tượng này).

Vì thế, việc bạn cần làm là tìm thuê (mượn) một ngôi nhà tương đối rộng rãi để sinh sống, thỏa thuận với chủ nhà về việc cho đăng ký thường trú tại nhà đó. Sau đó, bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng nếu bạn không tiếp tục thuê, mượn nhà đó nữa vẫn có thể bị xóa hộ khẩu thường trú theo Điều 24 Luật Cư trú 2020.

Thủ tục đăng ký thường trú khi thuê, mượn, ở nhờ thực hiện thế nào?

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA). Lưu ý, Tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ (nếu nhập vào cùng hộ), chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực;

Hồ sơ được nộp tại Công an cấp xã nơi dự định đăng ký thường trú. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

>> Không có hộ khẩu thường trú, công chứng được không?

Có thể bạn quan tâm

30/12/2021

30/12/2021

30/12/2021

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Với những người bị xóa hộ khẩu thường trú, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cấp Căn cước công dân gắn chip và làm các công việc, hồ sơ cần hộ khẩu thường trú. Đã bị xóa khẩu, làm sao để có hộ khẩu?

Quân nhân