Press ESC to close

Gặp lừa đảo qua mạng: Tố cáo qua điện thoại được không?

Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, việc lừa đảo qua mạng ngày càng phổ biến. Một câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều thời gian qua là có được tố cáo qua điện thoại hay không?

Câu

Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, việc lừa đảo qua mạng ngày càng phổ biến. Một câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều thời gian qua là có được tố cáo qua điện thoại hay không?

Câu hỏi: Cháu được một người trên zalo giới thiệu công việc qua app, việc đẩy doanh số bán hàng. Người giới thiệu hướng dẫn cháu nạp tiền và hoàn thành đơn hàng sau đó sẽ hoàn lại tiền gốc và hoa hồng. Mấy đơn đầu cháu làm thấy vốn thấp và hoa hông cũng ổn nên làm tiếp nhưng càng ngày đơn hàng với giá tiền cao mà không hoàn tiền, báo đóng băng.

Chỉ được tố cáo trực tiếp hoặc qua Đơn

Chào bạn. Theo Luật Tố cáo năm 2018:

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên, chỉ được thực hiện tố cáo bằng 02 cách sau:

– Tố cáo qua Đơn: Bạn có thể gửi Đơn qua đường bưu điện đến nơi gửi tố cáo.

Với cách này, đơn tố cáo của bạn phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo. Ngoài ra, bạn cần trình bày chi tiết hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

– Tố cáo trực tiếp với Công an: Khi đến tố cáo trực tiếp, bạn có thể viết đơn tố cáo theo hướng dẫn của người tiếp nhận hoặc yêu cầu người tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản đó.



Tố cáo người lừa đảo qua mạng thế nào? (Ảnh minh họa)

 



Tố giác tội phạm được thực hiện qua điện thoại

Theo như trình bày, bạn nhận thấy việc này có dấu hiệu lừa đảo với số tiền 12 triệu đồng thì bạn có thể tố giác hoặc gửi tin báo về tội phạm. Trong đó:

Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Hiện nay, tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định rõ:

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

Như vậy, khi có dấu hiệu của vụ án hình sự, pháp luật cho phép người dân tố giác, tin báo về tội phạm bằng lời nói hoặc văn bản.

Vì thế, bạn có thể gửi email, gọi điện thoại cho cơ quan Công an nếu nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Theo hướng dẫn tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch 01/2017 về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thì cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Tuy nhiên, trước khi tố giác, bạn cần xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận để tố giác đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra.

Hiện nay, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án tại Điều 268 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Chẳng hạn, với trường hợp của bạn, tố giác cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể liên hệ Công an cấp quận, huyện trực tiếp, đồng thời, có thể tố giác qua điện thoại.

Dưới đây là danh sách cơ quan Công an tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên toàn quốc:

1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

2. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an

3. Công an thành phố Cần Thơ 

4. Công an thành phố Đà Nẵng

5. Công an thành phố Hà Nội 

6. Công an thành phố Hải Phòng 

7. Công an thành phố Hồ Chí Minh

8. Công an tỉnh An Giang 

9. Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

10. Công an tỉnh Bắc Giang 

11. Công an tỉnh Bắc Kạn

12. Công an tỉnh Bạc Liêu

13. Công an tỉnh Bắc Ninh

14. Công an tỉnh Bến Tre

15. Công an tỉnh Bình Định

16. Công an tỉnh Bình Dương

17. Công an tỉnh Bình Phước

18. Công an tỉnh Bình Thuận

19. Công an tỉnh Cà Mau

20. Công an tỉnh Đắk Nông

21. Công an tỉnh Điện Biên

22. Công an tỉnh Đồng Nai

23. Công an tỉnh Đồng Tháp 

24. Công an tỉnh Gia Lai 

25. Công an tỉnh Hà Giang 

26. Công an tỉnh Hà Nam 

27. Công an tỉnh Hà Tĩnh 

28. Công an tỉnh Hải Dương 

29. Công an tỉnh Hậu Giang 

30. Công an tỉnh Hòa Bình 

31. Công an tỉnh Hưng Yên 

32. Công an tỉnh Khánh Hòa 

33. Công an tỉnh Kiên Giang 

34. Công an tỉnh Kon Tum

35. Công an tỉnh Lai Châu 

36. Công an tỉnh Lâm Đồng 

37. Công an tỉnh Lạng Sơn 

38. Công an tỉnh Lào Cai 

39. Công an tỉnh Long An 

40. Công an tỉnh Nam Định 

41. Công an tỉnh Nghệ An 

42. Công an tỉnh Ninh Bình

43. Công an tỉnh Cao Bằng

44. Công an tỉnh Đắk Lắk

45. Công an tỉnh Ninh Thuận 

46. Công an tỉnh Phú Thọ 

47. Công an tỉnh Quảng Bình

48. Công an tỉnh Quảng Nam 

49. Công an tỉnh Quảng Ngãi 

50. Công an tỉnh Quảng Ninh 

51. Công an tỉnh Quảng Trị 

52. Công an tỉnh Sóc Trăng 

53. Công an tỉnh Sơn La 

54. Công an tỉnh Tây Ninh 

55. Công an tỉnh Thái Bình 

56. Công an tỉnh Thái Nguyên 

57. Công an tỉnh Thanh Hóa 

58. Công an tỉnh Thừa Thiên Huế 

59. Công an tỉnh Tiền Giang 

60. Công an tỉnh Trà Vinh 

61. Công an tỉnh Tuyên Quang 

62. Công an tỉnh Vĩnh Long 

63. Công an tỉnh Vĩnh Phúc 

64. Công an tỉnh Yên Bái 

65. Công an tỉnh Phú Yên

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi nếu gặp lừa đảo qua mạng, tố cáo qua điện thoại được không? Nếu còn vướng mắc, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

08/10/2021

07/10/2021

07/10/2021

Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn

Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.

Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn

Ghi nguồn khi đăng tải lại

Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, việc lừa đảo qua mạng ngày càng phổ biến. Một câu hỏi chúng tôi nhận được khá nhiều thời gian qua là có được tố cáo qua điện thoại hay không?

Câu