Quyền thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết như thế nào?
Quyền thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết được pháp luật quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào đang điều chỉnh vấn đề này? Vợ là người đương nhiên được quyền thừa kế đất đai khi chồng chết có đúng không? HieuLuat sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọ
Quyền thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết được pháp luật quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào đang điều chỉnh vấn đề này? Vợ là người đương nhiên được quyền thừa kế đất đai khi chồng chết có đúng không? HieuLuat sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc những vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Sau đó 2 năm, bố tôi lấy vợ mới. Hiện tại, tài sản chung của bố mẹ tôi tạo lập được là căn nhà và thửa đất đã được cấp sổ đỏ vào năm 1994.
Tôi và mẹ tôi sinh sống trên diện tích đất, căn nhà này cho đến khi bà mất năm 2015.
Sau khi lấy vợ mới, bố tôi có thêm 2 người con nữa. Bố tôi đang sống cùng vợ mới và 2 người con này tới năm 2019 thì ông mất.
Bố tôi và bà vợ 2 có tài sản chung là căn nhà, đất mà bây giờ họ đang ở (khác với nhà đất mà bố mẹ tôi có quyền sở hữu chung với nhau). Mẹ tôi mất từ năm 2015.
Tôi muốn Luật sư giải đáp, giúp tôi tháo gỡ những vướng mắc sau đây:
Hai là, thủ tục chia tài sản thừa kế của người chồng sau khi chồng chết như thế nào?
Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp những vướng mắc liên quan đến vấn đề quyền thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết như sau:
1. Luật thừa kế đất đai khi chồng chết được áp dụng là luật nào?
Dưới góc độ pháp lý, vợ chồng là từ được sử dụng để chỉ nam nữ có quan hệ hôn nhân, được pháp luật công nhận.
Nam nữ được coi là vợ chồng có nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.
Theo đó, quyền được thừa kế tài sản của nhau là một trong những quyền của vợ, chồng khi người còn lại chết.
Điều kiện, thủ tục, tài sản được nhận thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật chuyên ngành về tài sản có liên quan.
Với tài sản thừa kế là đất đai, việc thừa kế được tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật sau đây:
Bộ luật Dân sự 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Các Hiệp định tương trợ tư pháp (nếu có);
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Các văn bản pháp lý khác có liên quan;
Như vậy, về cơ bản, pháp luật điều chỉnh vấn đề quyền thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết là pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, các văn bản pháp luật có liên quan đến tài sản, giải quyết tranh chấp về tài sản nếu có cũng là những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động về vấn đề này.
2. Vợ là người duy nhất được thừa kế đất đai khi chồng chết, đúng không?
Vợ, chồng được nhận tài sản thừa kế của người còn lại theo pháp luật hoặc theo di chúc.
Tuy nhiên, điều kiện để vợ, chồng được nhận di sản thừa kế này là:
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì họ được nhận tài sản thừa kế của người còn lại, dù sau này họ có kết hôn với người khác (Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015);
Tài sản phải còn tồn tại tại thời điểm chia thừa kế;
Nếu chia tài sản thừa kế theo di chúc thì di chúc phải là di chúc có hiệu lực pháp luật;
Người được nhận thừa kế không thuộc trường hợp bị truất quyền hưởng di sản, không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế;
Đất đai được chia thừa kế phải thỏa mãn quy định tại Điều 168, Điều 188 Luật Đất đai 2013;
Chúng tôi giả sử phần tài sản đất đai mà ba bạn để lại là di sản đều thỏa mãn những quy định trên. Căn cứ quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
Một là, đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu chung với mẹ bạn
Theo đó, khi ba bạn mất mà không để lại di chúc, tài sản chung với mẹ bạn được phân chia như sau:
Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn trong khối tài sản chung này được chia cho ba bạn và bạn (từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tạm nhận định rằng hàng thừa kế thứ 1 của ba bạn trong trường hợp này còn lại những người kể trên);
Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của ba bạn được chia thừa kế cho bạn, vợ 2 của ba bạn, 2 người con của vợ hai ba bạn (từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tạm nhận định rằng hàng thừa kế thứ 1 của ba bạn trong trường hợp này còn lại những người đã nêu);
Hai là, tài sản mà ba bạn có quyền sở hữu chung với người vợ 2
Khi ba bạn mất mà không có di chúc, thì việc chia thừa kế được thực hiện theo pháp luật, tài sản chung giữa ba bạn và người vợ thứ 2 của ba bạn được phân chia như sau:
Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của ba bạn trong khối tài sản chung được chia cho bạn, vợ thứ 2 của ba bạn, 2 con của ba bạn (từ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tạm nhận định rằng hàng thừa kế thứ 1 của ba bạn trong trường hợp này còn lại những người nêu trên);
Phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người vợ thứ 2 của ba bạn không được chia và vẫn thuộc quyền sở hữu của họ;
Vì những phân tích, quy định pháp luật nêu trên, suy ra:
Những người có quyền nhận thừa kế đất đai là di sản mà ba bạn để lại gồm bạn, người vợ thứ 2 của ông, các con của ba bạn với người vợ thứ 2;
Điều này cũng có nghĩa là, dù người vợ thứ 2 của ba bạn không đồng ý việc chia thừa kế thì bạn vẫn có quyền được yêu cầu phân chia di sản thừa kế mà ba mẹ bạn để lại;
Việc chia tài sản thừa kế được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu không có tranh chấp. Trường hợp có tranh chấp, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
Lưu ý:
Giả sử trường hợp bố bạn mất có di chúc mà trong di chúc chỉ định người được nhận tài sản là người vợ thứ 2 của ông thì người vợ thứ 2 cũng không có quyền hưởng toàn bộ phần tài sản của ba bạn. Mà phần tài sản người vợ thứ 2 của ba bạn được hưởng là phần tài sản sau khi đã được chia cho những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
…
Kết luận: Người đang là vợ hoặc chồng của người có di sản có quyền thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết.
Tuy nhiên, khi người chồng mất, người vợ không được hưởng toàn bộ di sản mà tài sản này phải được chia cho những người thừa kế theo hàng thừa kế nếu chia theo pháp luật hoặc người được chỉ định trong di chúc nếu tài sản được chia theo di chúc.
Nói cách khác, người vợ thứ 2 của ba bạn chỉ được nhận toàn bộ di sản mà ba bạn để lại nếu bạn và những người thừa kế khác từ chối nhận di sản.
3. Nhận thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết theo trình tự nào?
Việc thừa kế đất là di sản ba bạn để lại trong trường hợp của bạn được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Các bên có thể tự thỏa thuận, thương lượng, thống nhất được việc phân chia di sản thừa kế
Lúc này, bạn cùng những đồng sở hữu như chúng tôi đã nêu trên thực hiện lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng hoặc chứng thực.
Những người được hưởng di sản thừa kế thực hiện đăng ký biến động/sang tên sổ đỏ từ tên của bố bạn thành tên của những người được nhận thừa kế tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp 2: Các bên có tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế
Lúc này, một trong số những người được nhận thừa kế hoặc toàn bộ người được nhận di sản thừa kế được quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền phân chia di sản là đất đai mà ba bạn để lại;
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này là tòa án nhân dân nơi có đất (cấp huyện nếu không có yếu tố nước ngoài và cấp tỉnh nếu có yếu tố nước ngoài);
Bản án/Quyết định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền là căn cứ để người nhận di sản thừa kế đăng ký sang tên, biến động quyền sử dụng đất;
Trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng;
Kết luận: Để được thực hiện quyền thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết, người nhận thừa kế cần phải thực hiện theo trình tự, thủ tục các bước như chúng tôi đã nêu ở trên.
Đặc biệt, nếu có phát sinh tranh chấp thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.
Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt
Công ty Luật TNHH I&J – Đoàn luật sư TP. Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
27/11/2022
27/11/2022
26/11/2022
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Quyền thừa kế đất khi vợ hoặc chồng chết được pháp luật quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào đang điều chỉnh vấn đề này? Vợ là người đương nhiên được quyền thừa kế đất đai khi chồng chết có đúng không? HieuLuat sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọ