Thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng ở thành phố được nhận quyền lợi gì?
Từ năm 2022, mức chuẩn nghèo có sự thay đổi theo quy định mới. Nhiều người được thêm vào danh sách hộ nghèo và nhận nhiều quyền lơi.
Có phải cứ thu nhập dưới 2 triệu đồng/người ở thành phố là hộ nghèo?
Từ năm 2022, mức chuẩn nghèo có sự thay đổi theo quy định mới. Nhiều người được thêm vào danh sách hộ nghèo và nhận nhiều quyền lơi.
Có phải cứ thu nhập dưới 2 triệu đồng/người ở thành phố là hộ nghèo?
Theo hướng dẫn tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP, trong giai đoạn 2022 – 2025, được coi là chuẩn hộ nghèo nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Ngưỡng thiếu hụt được quy định như sau:
Dịch vụ xã hội cơ bản
(Chiều thiếu hụt)
Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
Ngưỡng thiếu hụt
1. Việc làm
Việc làm
Hộ gia đình có ít nhất một người không có việc làm (người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, sẵn sàng/mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm); hoặc có việc làm công ăn lương nhưng không có hợp đồng lao động*.
(*) Xem xét cho việc làm thường xuyên, đều đặn, mang tính chất ổn định hoặc tương đối ổn định.
Người phụ thuộc trong hộ gia đình
Hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm: trẻ em dưới 16 tuổi; người cao tuổi hoặc người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.
2. Y tế
Dinh dưỡng
Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi.
Bảo hiểm y tế
Hộ gia đình có ít nhất một người từ đủ 6 tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế.
3. Giáo dục
Trình độ giáo dục của người lớn
Hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi không tham gia các khóa đào tạo hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng [Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học cơ sở; từ 18 tuổi đến 30 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc sơ cấp/trung cấp/cao đẳng nghề; hoặc người từ 16 tuổi đến 30 tuổi được doanh nghiệp tuyển dụng và chứng nhận đào tạo nghề tại chỗ (hình thức vừa học vừa làm)].
Tình trạng đi học của trẻ em
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi (trẻ từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non, trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi được tiếp cận giáo dục tiểu học và trẻ từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi được tiếp cận giáo dục trung học cơ sở).
4. Nhà ở
Chất lượng nhà ở
Hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).
Diện tích nhà ở bình quân đầu người
Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2.
5. Nước sinh hoạt và vệ sinh
Nguồn nước sinh hoạt
Hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt (gồm: nước máy, giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ và nước mưa, nước đóng chai bình).
Nhà tiêu hợp vệ sinh
Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (gồm: tự hoại/bán tự hoại, thấm dội nước (Suilabh), cải tiến có ống thông hơi (VIP), hố xí đào có bệ ngồi, hai ngăn).
6. Thông tin
Sử dụng dịch vụ viễn thông
Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ internet.
Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin
Hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin:
– Phương tiện dùng chung: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại;
– Phương tiện cá nhân: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
Thu nhập bình quân đầu người gia đình anh là 1,5 triệu đồng/người/tháng là đã đáp ứng được tiêu chí dưới 2 triệu ở thành phố.
Nếu thuộc hộ nghèo, gia đình anh sẽ nhận được nhiều quyền lợi.
Từ năm 2022, tiêu chí xác định hộ nghèo sẽ thay đổi (Ảnh minh họa)
Quyền lợi với gia đình thuộc hộ nghèo
1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí
Ngoài ra, cũng theo quy định tại Luật này, đây là đối tượng được hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh đúng tuyến bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ chi phí ăn uống, đi lại, chuyên chở… khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo Điều 4 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg.
Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông; Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ là đối tượng được miễn học phí.
3. Được hỗ trợ về nhà ở
Theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
…
4. Được hỗ trợ về nước sinh hoạt
Đối với hộ nghèo đa chiều thiếu hụt chỉ số về nguồn nước sinh hoạt thì được hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
Có thể bạn quan tâm
22/12/2021
22/12/2021
21/12/2021
Nội dung được sưu tầm bởi luatphap.vn
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng để lại comment.
Hotline: Liên hệ chúng tôi Email: tuvan@luatphap.vn
Ghi nguồn khi đăng tải lại
Từ năm 2022, mức chuẩn nghèo có sự thay đổi theo quy định mới. Nhiều người được thêm vào danh sách hộ nghèo và nhận nhiều quyền lơi.
Có phải cứ thu nhập dưới 2 triệu đồng/người ở thành phố là hộ nghèo?